| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy mì ở Kon Tum bị tố làm chết cá ở Gia Lai

Thứ Sáu 12/04/2019 , 14:05 (GMT+7)

Theo người dân xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai), từ sau tết Nguyên đán, sông Sa Thầy đoạn qua Đồn Biên phòng 713 cũ, cách Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Ia H'Drai khoảng 3km có nhiều cá chết, nước bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối,...

15-18-57_nh_co_qun_chuc_nng_tinh_gi_li_den_hien_truong_ly_mu_nuoc_di_kiem_tr_2
Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đến hiện trường lấy mẫu nước đi kiểm tra

Một trong những người từng phát hiện đoạn sông bị ô nhiễm, ông Ksor Phụ là cán bộ địa chính xã Ia O nói, từ sau tết, ông đến đây đánh cá phát hiện nước bị đục, bốc mùi hôi thối nồng nặc, trong khi trước đó, lúc nhà máy chưa hoạt động thì không có tình trạng này. Cũng chính vì mùi hôi thối làm cá giữa dòng phải dạt vào bờ để thở. Người dân vì thế bắt cá rất dễ dàng.

Ngoài ra, khi lặn xuống sông, mùi hôi càng nặng nên không ai dám uống nước, vả lại khi tắm, chất nhờn trong nước bám đầy người, thậm chí còn ngửi được mùi củ mì. "Tôi cho rằng ở thượng nguồn chỉ có một nhà máy chế biến mì nên nguyên nhân ô nhiễm là do nước thải của nhà máy", ông Phụ nói.

Ngày 3/4/2019, cơ quan chức năng huyện Ia Grai đã sang đoạn sông Sa Thầy thuộc xã Ia Tơi, nằm dưới hạ du Công ty Nông nghiệp Ia Hdrai khoảng 3km để lấy mẫu nước kiểm tra, mang đi giám định. Theo ông Phan Trung Tường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, sông Sa Thầy, sẽ đổ về sông Sê San và chảy qua làng Bi (xã Ia O) nên nếu có ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân hạ du.

“Bằng mắt thường chưa thể đánh giá hết mức độ ô nhiễm nên phải lấy mẫu nước gửi lên Sở KH-CN để giám định 12 chỉ tiêu, có kết quả sẽ có hướng xử lý tiếp theo. Nếu đúng nhà máy gây ô nhiễm thì chính quyền sẽ có văn bản đề nghị đình chỉ hoạt động. Ngoài ra, huyện cũng sẽ đề nghị tỉnh bạn khi cấp phép những dự án đầu tư cần xem xét thận trọng để đánh mức độ gây ô nhiễm cho khu vực hạ du”, ông Tường nói.

Còn theo ông Dương Mah Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, lòng hồ Sê San 3A và Sê San 4 nếu ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến cả 2 huyện Ia H'drai và Ia Grai vì nó chảy qua 2 địa phương này. Riêng huyện Ia Grai, ở 2 lòng hồ này, huyện đang thu hút du lịch và phát triển kinh tế.

Hiện nơi đây đã có dự án cấp tỉnh về triển khai du lịch. Trên địa bàn, từng có một số đơn vị xin mua đất cà phê cạnh sông suối để triển khai dự án làm cồn Etanol từ mì nhưng huyện từ chối vì lo sợ công nghệ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Ngày 5/4/2019, Chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum Đặng Quang Hà ký công văn khẩn số 736/UBND-NNTN gửi Sở TN- MT, Sở Y tế yêu cầu kiểm tra thông tin phản ánh ô nhiễm môi trường. UBND tỉnh Kon Tum giao Sở TN- MT chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các đơn vị, địa phương khẩn trương kiểm tra, xác minh; xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Báo để các đơn vị, địa phương biết, thực hiện; báo cáo kết quả về UBND tỉnh Kon Tum trước ngày 15/4/2019.

Một cán bộ huyện Ia Grai cho rằng, việc cấp phép xả thải của nhà máy chế biến củ mì do UBND tỉnh Kon Tum ký, số liệu cũng do UBND tỉnh kiểm tra định kỳ. Vì thế, để đảm bảo khách quan thì quá trình kiểm tra nên có sự phối hợp với cả ngành TN- MT tỉnh Gia Lai để 2 bên cùng phối hợp lấy 2 mẫu mang đi phân tích 2 nơi khác nhau cho khách quan. Phòng TN-MT huyện Ia Grai cũng đang tổng hợp để làm báo cáo thông tin kiểm tra ban đầu về nhà máy mì đóng ở xã Ia Tơi.

Người dân xã Măng Cành và xã Đak Long (huyện Kon Plông) cũng phản ánh về tình trạng ruồi xuất hiện dày đặc khắp nhà nhất là tại khu vực thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành). Người dân cho rằng mùi hôi và nhiều ruồi là do ảnh hưởng từ trang trại nuôi dê trên địa bàn.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.