| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới: Hồi thứ Tư

Thứ Hai 21/07/2014 , 08:34 (GMT+7)

Tặng quà là cái điếu cày cực hiếm cho ông Sáu Bạc Liêu, bác Cả nhà ta được ông tặng cho hẳn cặp vé khứ hồi vào Sài Gòn để chơi cho biết./ Hồi thứ Ba

Gặp tình cờ, lại nhớ chuyện tình cờ

Không cổ tích, mà còn hơn cổ tích

Ở hồi trước, bạn đọc đã chứng kiến mấy anh chị tiếp thị sợ đến… vãi tè, sau đó được đưa qua công an xã làm việc. Chuyện không nói nữa.

Nay nói chuyện bác Cả, được bà Vếu mời sang ăn bữa cơm thân mật với hai lý do: Thứ nhất, cảm ơn bác Cả đã lật tẩy được bọn tiếp thị rởm, khỏi cảnh tiền mất tật mang. Thứ hai, chiêu đãi ông anh họ từ miền Nam bay ra thăm quê. Thật là nhất cử lưỡng tiện.

Trong bữa cơm thân mật ở nhà quê hiện nay, cũng nhiều nhà dùng bia chai, bia lon tiếp khách. Nhưng phổ thông nhất và cũng khoái khẩu nhất, vẫn là cái loại chai sáu lăm nút lá chuối. Không ngờ với ông khách đã từng định cư mấy chục năm ở miền Nam, cũng khoái khẩu loại rượu quê, mà ngày xưa gọi là “cuốc lủi” này.

Ông anh họ bà Vếu, có tên Tất. Ông là con thứ ba trong gia đình, nên khi vào Nam thành tên kép: Tư Tất. Nôm na ta gọi là ông Tư.

Dẫu người miền Bắc đặc sệt từ đầu đến chân, nhưng do sinh sống trong Nam, cái giọng Bắc của ông Tư cũng lơ lớ, thỉnh thoảng đá vài từ miền trong. Vậy xin bạn đọc lượng thứ, khi người chép chuyện dùng những lời thoại đôi khi khó lọt tai.

Sau vài tuần rượu, câu chuyện của hai ông bỗng trở nên rôm rả. Chả là cách đây hai năm, bác Cả tình cờ quen biết ông Sáu Sộp, quê miệt vườn Đồng Tháp, Long An chi đó. Sự quen biết, phải nói trên cả tình cờ, nhưng để lại một ấn tượng rất mạnh trong lòng bác Cả. Bởi vì nó có quan hệ đến bữa nhậu và cuộc quen biết tình cờ hôm nay, nên người chép chuyện xin phép kể lại lòng vòng đôi chút.


Minh họa: Trọng Toàn

Hôm đó, bác Cả còn nhớ là vào chiều Chủ nhật. Cách đây vài năm, vùng quê lúa của bác Cả cũng đã khởi sắc nhiều lắm. Nhà tầng. Đường bê tông. Quán xá nhộn nhịp. Đặc biệt các quán nhậu bao giờ cũng đông vui, đủ cả các món trong Nam ngoài Bắc. Bây giờ do kinh tế phát triển, không thiếu gì các đại gia tìm đến vùng quê. Và trong các đại gia ấy, có đại gia ở tít miệt vườn Nam bộ, ra đầu tư kinh doanh.

Ở cái quán tấp nập vào loại nhất thị trấn hôm đó, bác Cả được một ông bạn mới đến chơi, rủ đi nhậu một bữa cho vui. Mang tiếng nhậu cho nó oai, cũng chỉ có một đĩa bê tái chanh, thêm đĩa lạc luộc, nhắm với bia hơi xóm. Thôi thì vui là chính.

Cái chuyện nhậu ở nông thôn nó khác với thành phố, là ta có quyền mang theo cái điếu cày, nếu ta muốn. Bởi thế, bác Cả đã mang theo một cái điếu cày. Uống ngụm bia, rít một hơi thuốc lào, lại có cái thú riêng của nó. Bác Cả không tội gì mà không tận hưởng thú vui này.

Trái ngược với bàn của hai ông, bàn bên cạnh thật rôm rả. Có tới bốn năm ông, bày la liệt các loại đặc sản từ miền núi đến miền biển. Bia thì nhậu loại chai xịn, mà cũng bày la liệt, xếp chật cả bàn. Trong bàn, một nhân vật được mọi người chú ý, không chỉ cách ăn mặc, mà còn giọng nói. Ấy là cái giọng đặc Nam bộ. Có dễ là một đại ca miệt vườn ra Bắc kiếm cơ hội làm ăn.

Hai bàn nhậu trái ngược ấy, thực ra cũng chẳng có gì đáng nói. Điều đáng nói là từ lúc bác Cả “bắn” điếu thuốc lào.

Cũng xin kể chút về cái điếu cày của bác Cả. Như các bạn đã rõ, hiện nay ở các quán cóc, quán chè chén vỉa hè, các chợ quê chợ tỉnh, nhan nhản các loại điếu cày trông rất phản cảm. Nào là điếu miệng bọc sắt, bọc nhôm. Nào là điếu i-nốc, điếu sắt mạ…

Điếu của bác Cả, một cái điếu hiếm hoi còn sót lại. Đó là một cái điếu tre già, được hun khói bếp, đẽo gọt rất cầu kỳ. Nõ điếu bằng gỗ, nén chặt vào thân điếu. Đến mức dù đang mải nói chuyện, người ở bàn khác cũng phải quay sang để… nhìn.

Như trên đã nói, chuyện bắt đầu từ tiếng điếu cày nổ giòn tanh tách này. Sau khi bác Cả đặt điếu, thả khói lên trần nhà, thì thấy cái ông cũng không còn trẻ nhưng cũng chưa hẳn già ở bàn bên cạnh xuất hiện: “Bác này! À, xin hỏi bác tên chi?”.

Bác Cả có vẻ lúng túng: “Tôi tên Cả. Ở quê thường gọi…”. “Thôi! Khỏi. Bác tên Cả. Tôi là Sáu. Ở trỏng vẫn gọi tui là Sáu Sộp. Tui muốn phiền bác cho xem cái điếu cày được hôn?”. Bác Cả phì cười. Cứ tưởng chuyện gì quan trọng. Bác nhấc cái điếu: “Mời ông! Ông hút thử”.

Ông Sáu không hút thử, mà vừa cầm vừa ngắm nghía, như thể nó là một món đồ cổ, rồi ông quay sang bác Cả: “Bác để lại cho tui, tui mang về Nam làm kỷ niệm. Tui ham cái điếu này lắm!”. Bác Cả quả là bị bất ngờ. Ai lại đi bán cái điếu cày bao giờ? Với lại bán thì được bao nhiêu?

Dường như hiểu nỗi băn khoăn của bác Cả, ông Sáu cười: “Tui biết bác không có ý định bán. Nhưng mai tui đã bay rồi. Tui muốn có một thứ làm kỷ niệm. Chui cha! Quà cáp thì đầy. Nhưng tui không xài những thứ đó. Bác bán cho tui đi. Tui trả nhiều tiền. Tui không thiếu tiền mà".

Câu nói của ông Sáu như động vào lòng tự ái của bác Cả. Bác Cả cầm cái điếu, trịnh trọng đưa cho ông Sáu: “Tôi biết ông không thiếu tiền. Nhưng tôi đã nói rồi. Tôi không bán. Tôi biếu ông”.

Ông Sáu tỏ ra cảm động thực sự. Ông nắm lấy tay bác Cả, lắc lắc: “Tui nhìn bác, biết bác là người phúc hậu. Bác đã cho thì tui xin. Nhưng tui có cái quà này, bác hổng được từ chối. Bác hứa với tui đi”. Bác Cả gãi tai: “Quà gì, tôi chưa biết. Nhưng tôi hiểu rằng bác là thực lòng. Vậy tôi xin nhận”.

Ông Sáu giơ cao tay, đập mạnh vào tay bác Cả: “Bác chơi ngon he! Vậy tui xin biếu bác một cặp vé khứ hồi đi Sài Gòn. Tui biết bác chưa đi máy bay lần nào. Bác hãy đi một chuyến. Vào đến Sài Gòn, bác gọi điện cho tui, sẽ có người đến đón. À! Còn bộ vé, khi nào bác đi, đăng kí tại quầy bán vé máy bay ở thị xã. Có người lấy vé đưa tới tận tay cho bác...".

Bác Cả ngừng câu chuyện, rót đầy chén rượu, giơ lên: “Nào! Bác Tất. Ta cạn. Câu chuyện của tôi có vậy".

Ông Tất bỗng nhổm người: “Cái ông Sáu ấy, tôi biết. Nổi tiếng là “Công tử Bạc Liêu” thời mới đó. Ông ấy còn có biệt danh, là Sáu Bạc Liêu. Câu chuyện của Sáu Bạc Liêu là như thế này…”.

Thế thực là:

Tặng cái điếu, biếu “khứ - hồi”

Chuyện thật mà cứ như chơi, như đùa.

Chưa biết chuyện của ông Tư Tất ra sao. Xin vào hồi sau sẽ rõ.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm