| Hotline: 0983.970.780

Nhạc số có gì hay?

Thứ Bảy 04/04/2020 , 13:20 (GMT+7)

Những ca sĩ đang ăn khách của Việt Nam như Sơn Tùng MTP, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên… mỗi tháng đều có nguồn thu đáng kể từ nhạc số.

Ca sĩ Mỹ Tâm tiên phong cổ vũ nhạc số có bản quyền. Ảnh: NVCC.

Ca sĩ Mỹ Tâm tiên phong cổ vũ nhạc số có bản quyền. Ảnh: NVCC.

Bình thường, chúng ta nghe một ca khúc trên radio hoặc tại một quán cà phê nào đó, chẳng ai quan tâm đến bản quyền.

Thế nhưng, khi có nhu cầu thưởng thức thực sự thì nhiều người bất ngờ vì sự đa dạng và sôi động của thị trường nhạc số.

Hiện nay, cung cấp dịch vụ nhạc số cho người mộ điệu tại nước ta, có hai nhóm chính. Nhóm đầu tư nước ngoài gồm có Apple Music, MOOV, Spotify; nhóm đầu tư trong nước gồm có Zing MP3, Nhaccuatui, Keeng.

Hầu hết công chúng Việt Nam vẫn có thói quen nghe nhạc miễn phí, nhưng không có món gì miễn phí mà chất lượng cao. Dàn âm thanh trong nhà bạn, hoặc thẻ nhớ trong điện thoại bạn, muốn có những bản nhạc đúng chất lượng và đúng tiêu chuẩn thì phải trả tiền.

Đại diện công ty Nhạc Của Tui đang sở hữu kênh nhaccuatui, cho biết: “Hiện nay, con số trả phí thực sự không nhiều vì đa phần mọi người chọn nghe miễn phí là chính. Người nghe trả phí là những người đòi hỏi chất lượng âm thanh tốt nhất.

Do đó, với người dùng trả phí và người dùng không trả phí, chúng tôi phải có những cách để thu lợi tương đồng. Ví dụ như với khán giả nghe nhạc không trả phí, chúng tôi có chèn clip quảng cáo, banner”.

Nhạc số có bản quyền thì dĩ nhiên có thu phí. Từ khi Viettel đổ nguồn tài chính vào gầy dựng Keeng, thì thị trường này có sự chuyển động tích cực.

Phương án của Keeng đưa ra là kết hợp sự ưu việt của 2 mô hình trên của thế giới, khách hàng nào có nhu cầu thường xuyên thì mua theo tháng, còn người dùng muốn mua theo bài hát hoặc album lẻ thì trả tiền theo giá của sản phẩm. Việc trả phí rất tiện lợi vì có thể thanh toán qua tài khoản di động.

Ca sĩ Mỹ Tâm là một trong những người tiên phong cổ vũ nhạc số có thu phí. Cô cho biết, đó là ý thức tôn trọng bản quyền đối với tác phẩm của mình.

Khán giả chỉ có thể xem miễn phí một số bài qua kênh cá nhân chính thức của Mỹ Tâm trên Youtube, còn lại đều hoặc phải trả phí để mua trên các kho nhạc của nước ngoài như iTunes, Amazon…

Chọn lựa của ca sĩ Mỹ Tâm Đây cũng là bước đi tất yếu của các nghệ sĩ đã tạo dựng được tên tuổi của mình trong lòng công chúng, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho nghệ sĩ.

Những ca sĩ đang ăn khách của Việt Nam như Sơn Tùng MTP, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên… mỗi tháng đều có nguồn thu đáng kể từ nhạc số. Tuy nhiên, nhạc số của nước ra vẫn khá khiêm tốn so với thị trường thế giới.

Theo nhà sản xuất âm nhạc Hứa Kim Tuyền phân tích: “Người nước ngoài không quan tâm đến nhạc số Việt Nam, cho nên để định vị nhạc số Việt Nam ở đâu trên bản đồ âm nhạc thế giới thì… chẳng đứng ở đâu cả. Bởi, Việt Nam chưa là thị trường âm nhạc để người ta phải nhìn vào và bất ngờ.

Nếu có bất ngờ chỉ là những hướng đi riêng của một số ít nghệ sĩ hoặc số ít music video đặc sắc”.

Một trong những “đại gia” nhảy vào thị trường nhạc số Việt Nam là Spotify. Ra đời vào năm 2008, Spotify nhanh chóng thống lĩnh thị trường âm nhạc trực tuyến toàn cầu. Spotify thu hút giới mộ điệu nhờ giao diện thân thiện, khả năng đáp ứng thói quen tìm kiếm người dùng và đưa ra các gợi ý phù hợp cho từng đối tượng.

Quan trọng hơn, Spotify sở hữu kho dữ liệu khổng lồ mà khách hàng chỉ cần vài giây đã có thể tìm được ca khúc mà mình yêu thích, hoặc xem được ngay sản phẩm đang hot nhất của Mỹ và châu Âu.

Ngoài ứng dụng dành cho điện thoại di động, Spotify còn phổ cập trên nhiều nền tảng khác nhau như trên máy tính (Windows/Mac/Linux), console (PS4/Xbox One), Smart TV, loa thông minh (Amazon Alexa/Google Home) và cả nền website phổ thông. 

Theo các chuyên gia âm nhạc, Spotify thành công nhờ cung cấp một nền tảng thích hợp, giúp cho việc chi trả bản quyền âm nhạc dễ dàng hơn và đồng thời công nghệ phát triển cũng giúp tăng cường việc xử lý các trang web vi phạm bản quyền trở nên dễ dàng hơn.

Hiện tại, mức phí mà Spotify ưu đãi cho khách hàng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với khách hàng các nước khác. Do vậy, chỉ cần Spotify đặt được thỏa thuận với các nghệ sĩ Việt Nam thì sẽ đánh bại các nhà cung cấp nhạc số trong nước.

Ông Jim Butcher, giám đốc truyền thông khu vực châu Á của Spotify cho biết, mặc dù Spotify chưa có đánh giá chính xác về quy mô thị trường âm nhạc trực tuyến tại Việt Nam nhưng những chỉ số cơ bản về kinh tế, xã hội như cơ cấu dân số, số lượng điện thoại di động thông minh được sử dụng, cũng như hạ tầng internet là điều thúc đẩy Spotify lựa chọn thời điểm hiện tại để thâm nhập vào thị trường này.

Việc trả tiền cho một tháng sử dụng Spotify tương đương với một ly cà phê Starbucks tại Việt Nam. Người Việt cũng đã có thói quen trả tiền cho các dịch vụ như internet, tivi, thì cũng sẽ sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ nghe nhạc.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho nhạc số khi có dân số trẻ và việc sử dụng internet đã lan tỏa đến tận vùng sâu vùng xa. Kinh doanh nhạc trực tuyến đang là một hướng đi mà nhiều nhà cung cấp hướng tới, hứa hẹn tiềm năng lâu dài.

Thị trường nhạc số đang cạnh tranh mạnh mẽ. Ảnh: TN.

Thị trường nhạc số đang cạnh tranh mạnh mẽ. Ảnh: TN.

Spotify nhảy vào thị trường Việt Nam đã đề cao mục đích chống nạn sử dụng nhạc không bản quyền. Tuy nhiên, sự biến mất của kênh âm nhạc từng làm mưa làm gió là nhacso.net cho thấy việc kinh doanh nhạc số ở Việt Nam cũng rất khắc nghiệt.

Các phân tích tài chính gần đây cho thấy, Spotify với hơn một nửa lượng người sử dụng đóng phí cộng với doanh thu từ quảng cáo, vẫn lỗ vì chi phí bản quyền ngốn gần hết doanh thu. Đối chiếu con số này cho thấy hiện trạng của thị trường Việt Nam khi số lượng người trả phí chiếm chưa đến 1% tổng số lượng người sử dụng, còn doanh thu từ quảng cáo trực tuyến thì ngày càng teo tóp.

Đại diện Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định: “Việc trả tiền sử dụng âm nhạc trên Internet và trong các dịch vụ viễn thông là nghĩa vụ pháp lý của những người khai thác và sử dụng. 

Nó góp phần đầu tư tài chính cho việc sáng tạo của tác giả, các nhà soạn nhạc, các nhà sản xuất bản ghi âm, người biểu diễn. Nó cũng là ứng xử của những người thưởng thức nghệ thuật văn minh”.

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm