| Hotline: 0983.970.780

Nhận biết và xử trí đúng khi trẻ em ngộ độc thực phẩm

Thứ Năm 01/12/2022 , 14:00 (GMT+7)

Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều trẻ em nhập viện. Cha mẹ cần có kiến thức và kỹ năng xử trí để tránh hậu quả đáng tiếc.

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Ischool Nha trang mới đây khiến dư luận bàng hoàng khi hơn 600 học sinh ngộ độc, 1 em tử vong.

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Ischool Nha trang mới đây khiến dư luận bàng hoàng khi hơn 600 học sinh ngộ độc, 1 em tử vong.

Những triệu chứng phổ biến

Ngộ độc thực phẩm thường mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như: do vi sinh vật, do độc chất phụ gia thêm, do bản thân thực phẩm có chứa độc chất tự nhiên hoặc độc chất do ô nhiễm môi trường. Trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có virus, ký sinh trùng, độc tố từ nấm và các độc chất như chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất ép trái cây chín nhanh, hóa chất, phụ gia…

Ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc có thể mạn tính do tích lũy chất độc hại, có khả năng dẫn đến tử vong. Thông thường, thời gian ủ bệnh từ 2 giờ cho đến 3 ngày trước khi có biểu hiện triệu chứng, tùy thuộc vào loại độc tố. Vi khuẩn gây nhiễm vào thức ăn có thể không gây ôi thiu rõ rệt, bề ngoài thức ăn có vẻ vẫn an toàn nhưng thực chất đã có chứa lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố nguy hại gây ra ngộ độc.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau quặn bụng, tiêu phân lỏng trên 3 lần một ngày, có thể dẫn đến rối loạn nước - điện giải nhất là ở trẻ em. Các triệu chứng khác có thể gặp như sốt, tiêu ra máu, yếu liệt, nhìn đôi, tê tay chân tùy theo loại vi khuẩn, độc chất.

Cần lưu ý một số triệu chứng đe dọa tính mạng như mạch nhanh, huyết áp tụt, thay đổi tri giác, tay chân lạnh, mất nước. 

đau bụng

Nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy… là những triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm.

Xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Thực tế, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nhiều cha mẹ tưởng con đau bụng thông thường nên để ở nhà điều trị, đến khi chuyển nặng mới đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu, ảnh hưởng tứi sức khỏe trẻ. Vì vậy, khi thấy con có những biểu hiện ngộ độc, cần áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.

Trước hết, cần ngừng không ăn thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Nếu trẻ tỉnh táo, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách cho trẻ uống một cốc nước lọc hoặc nước pha muối (0,9%), sau đó dùng ngón tay đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt. Lưu ý: Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm. Sau đó, cho trẻ nằm nghỉ, nhưng phải được theo dõi, nếu có triệu chứng bất thường cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt.

Đối với trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, mất nước thì cần uống bù nước điện giải càng sớm càng tốt, nhằm bổ sung lượng đã mất và lượng theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể, để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Đối với trường hợp điều trị tại nhà, cần duy trì việc ăn uống trong lúc tiêu chảy, vì sẽ làm giảm nhanh các rối loạn hấp thu ruột do nhiễm trùng, rút ngắn thời gian tiêu chảy, giúp phòng tránh được suy dinh dưỡng. Trẻ cần ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa; tránh thức ăn, nước uống chứa nhiều đường sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nhiều hơn.

Do có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nên tùy từng nguyên nhân, biểu hiện mà có biện pháp điều trị phù hợp. Ngay sau khi sơ cứu cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xác định nguyên nhân gây ngộ độc và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi đi, cần mang theo mẫu thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Sau ngộ độc thực phẩm, nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, có thể chia thành các bữa ăn nhỏ. Giảm lượng thức ăn của trẻ xuống ít hơn so với khi trẻ còn khỏe. Hạn chế ăn hải sản. Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, có thể cho bé ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác. Nên cho trẻ tắm nhanh và tắm với nước ấm. Tránh việc tiếp xúc nhiều với gió. Sử dụng nước bù điện giải, không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga. Có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả để trẻ dễ uống hơn. Trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vấn động mạnh. Nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ. 

-thực-phẩm-tươi-sống

Nên lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn để phòng ngừa ngộ độc.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm thế nào?

- Giữ sạch khu chế biến, vật dụng tiếp xúc với thực phẩm. Rửa tay trước và thường xuyên trong quá trình chế biến.

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Lựa chọn nguồn thực phẩm thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.

- Nếu ăn đồ hộp, đồ đóng gói phải nấu chín kỹ trước khi ăn và tuyệt đối không ăn đồ hộp đã bị phồng hoặc biến dạng bao bì.

- Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu và không được bảo quản kín.

- Tách riêng thực phẩm sống - chín, dùng riêng dụng cụ dao, thớt.

- Thực phẩm tươi sống cần vào dụng cụ sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại.

- Không để thực phẩm đã được nấu chín ở nhiệt độ phòng trên 2 giờ. Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh đảm bảo dưới 5oC. Hâm nóng thực phẩm ở nhiệt độ trên 60oC.

- Vệ sinh tủ lạnh, tủ đồ khô mỗi tuần, bỏ đi các thực phẩm đã quá hạn sử dụng.

- Thức ăn có mùi lạ, nấm mốc phải bỏ đi.

- Sử dụng nguồn nước an toàn, đã qua xử lý.

- Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.

Xem thêm
Thể hiện tấm lòng qua phong tục biếu tiền Tết cho bố mẹ chồng

Tết Nguyên đán - cái Tết truyền thống của người Việt, không chỉ là dịp để sum họp gia đình, mà còn là lúc chúng ta gửi gắm lòng tri ân đến bậc sinh thành.

Phép thử tình địch càng làm hôn nhân thêm gắn bó

Phép thử tình địch luôn đặt ra nhiều hoàn cảnh trớ trêu mà ít ai muốn phiêu lưu, nhưng lắm phen lại giúp thắt chặt thêm quan hệ vợ chồng.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?