| Hotline: 0983.970.780

New Hope Thanh Hóa:

Nhập hơn 1,2 nghìn con lợn cấp ông bà, cụ kỵ từ Canada

Thứ Hai 20/04/2020 , 11:25 (GMT+7)

Đến nay, tổng đàn lợn nái cấp cụ kỵ, ông bà của Thanh Hóa là 2.350 con, lợn nái cấp bố mẹ khoảng 110.000 con.

Ngày 19/4/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phối hợp với Chi cục Thú y vùng III, Công ty TNHH và dịch vụ chăn nuôi New Hope Thanh Hóa thực hiện quy trình nhập 1.208 con lợn giống cấp ông bà, cụ kỵ, gồm 126 con lợn đực hậu bị, 1.082 lợn cái hậu bị từ Canada về Trang trại lợn giống của công ty tại thôn Tượng Liên, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành.

Công ty New Hope Thanh Hóa nhập 1.208 con lợn nái cấp ông bà, cụ kỵ từ Canada. Ảnh: Võ Dũng.

Công ty New Hope Thanh Hóa nhập 1.208 con lợn nái cấp ông bà, cụ kỵ từ Canada. Ảnh: Võ Dũng.

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa xác định, dịch tả lợn Châu Phi được khống chế và kiểm soát, giá lợn hơi tăng cao, nguồn cung khan hiếm vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức trong việc tái đàn và kiểm soát bệnh dịch.

Việc tái đàn, tăng đàn lợn là giải pháp để đảm bảo đủ cân đối cung cầu thịt lợn và thực hiện mục tiêu lớn nhất là bình ổn giá thịt lợn. Do đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ và hướng dẫn các doanh nghiệp, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn khi đủ điều kiện và thực hiện nghiêm ngặt chăn nuôi an toàn sinh học.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản, thành lập đoàn kiểm tra, chỉ đạo đến các huyện, xã; hướng dẫn người chăn nuôi thời điểm tái đàn sau dịch 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Sau khi tái đàn được 30 ngày, các hộ, cơ sở chăn nuôi thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm. Nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch tả lợn hâu Phi mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng đàn.

Đàn lợn trên đường về trang trại lợn giống của công ty tại thôn Tượng Liên, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành. Ảnh: Võ Dũng.

Đàn lợn trên đường về trang trại lợn giống của công ty tại thôn Tượng Liên, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành. Ảnh: Võ Dũng.

Như vậy, với việc Công ty New Hope Thanh Hóa nhập trên 1,2 nghìn con lợn cấp ông bà, cụ kỵ, đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 1.150.000 con, trong đó lợn nái cấp cụ kỵ, ông bà là 2.350 con, lợn nái cấp bố mẹ khoảng 110.000 con. Trung bình mỗi ngày tỉnh Thanh Hóa giết mổ tiêu thụ nội tỉnh 1.500 con lợn (tương đương khoảng 150 tấn lợn hơi), xuất bán ra ngoài tỉnh 450-500 con lợn thịt (tương đương khoảng 50 tấn lợn hơi).

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, tăng cường thực hiện biện pháp giám sát, ngăn ngừa các dịch bệnh trên vật nuôi, không để dịch phát sinh và lây lan trên địa bàn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngành nông nghiệp tập trung chỉ đạo giúp doanh nghiệp, người dân tái đàn khi đã đủ điều kiện, ổn định sản xuất.

Với tổng đàn lợn hiện tại gần 1,2 triệu con, Thanh Hóa đã nâng tổng đàn gần bằng thời điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi xuất hiện. Hiện nay lợn, sản phẩm  từ lợn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trong tỉnh và xuất cung ứng ra các tỉnh ngoài góp phần cung cấp nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước.

Đến nay, tổng đàn lợn nái cấp cụ kỵ, ông bà của Thanh Hóa là 2.350 con, lợn nái cấp bố mẹ khoảng 110.000 con. Ảnh: Võ Dũng.

Đến nay, tổng đàn lợn nái cấp cụ kỵ, ông bà của Thanh Hóa là 2.350 con, lợn nái cấp bố mẹ khoảng 110.000 con. Ảnh: Võ Dũng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các đoanh nghiệp lớn đầu tư, xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung, các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.