| Hotline: 0983.970.780

Nhập khẩu phân bón quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Thứ Ba 16/11/2021 , 14:37 (GMT+7)

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh về lượng và trị giá trong 10 tháng năm nay và đã vượt qua kim ngạch nhập khẩu trong cả năm 2020.

Nhập khẩu phân bón trong 10 tháng đã đạt hơn 1 tỷ USD. Ảnh: TL.

Nhập khẩu phân bón trong 10 tháng đã đạt hơn 1 tỷ USD. Ảnh: TL.

Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong 10 tháng năm 2021 đạt 3,8 triệu tấn, kim ngạch 1,15 tỷ USD, tăng 20,4% về khối lượng và tăng 46,8% về kim ngạch so với 10 tháng năm 2020.

Như vậy, chỉ trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu phân bón đã vượt qua kim ngạch nhập khẩu của cả năm ngoái (952 triệu USD), và đưa nhập khẩu phân bón trong năm nay quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 1 năm rời khỏi mốc này.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc. Trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 490,31 triệu USD, tăng tương ứng 28,9% và 63,7% so với cùng kỳ 2020. Phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 44,6% trong tổng lượng và chiếm 42,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ Đông Nam Á trong 10 tháng đạt 429.531 tấn, trị giá 151,21 triệu USD, tăng 42,8% về lượng, tăng 108,8% về kim ngạch, so với cùng kỳ. Đây là nguồn cung đứng thứ 2 về phân bón nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 13,18% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đứng thứ 3 là thị trường Nga đạt 329.307 tấn, trị giá 112,91 triệu USD, tăng 12% về lượng, tăng 22,5% kim ngạch so với 10 tháng năm 2020, chiếm 9,84% tổng kim ngạch.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.