| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản giúp giảm thiểu rủi ro lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Thứ Tư 29/05/2024 , 06:07 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Nam mong muốn mở rộng các giải pháp giảm rủi ro thiên tai, trong đó có việc chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng.

Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn là nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão. Ảnh: Lê Khánh.

Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn là nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão. Ảnh: Lê Khánh.

Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn (thuộc các tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng) là nơi thường xuyên hứng chịu bão và thiệt hại do lũ. Trong những năm gần đây, thiệt hại kinh tế ngày càng gia tăng do tốc độ đô thị hoá ở vùng đồng bằng ngập lũ. Từ thực tế này, giải pháp phòng chống lũ là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng, ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại kinh tế - xã hội.

Vào tháng 11/2023, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã cùng Bộ NN-PTNT ký Biên bản thảo luận Dự án “Hợp tác kỹ thuật để quy hoạch phát triển về phục hồi sau lũ lụt và xây dựng quy hoạch tổng thể về phòng chống thiên tai ở miền Trung Việt Nam”. Mục tiêu cơ bản của dự án là giảm thiểu rủi ro lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Trong chuyến làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam vừa qua, đại diện JICA cho rằng, dự án này nhằm tăng cường đầu tư phòng chống thiên tai từ Chính phủ Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào việc giảm thiệt hại do lũ lụt một cách căn cơ qua việc tiến hành phân tích, đánh giá nguy cơ rủi ro do lũ lụt, xây dựng Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp (IFMP) và xây dựng cơ chế thực hiện các giải pháp kiểm soát lũ lụt dựa trên IFMP tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ở miền Trung Việt Nam.

Thiên tai hàng năm gây thiệt hại không nhỏ cho người dân. Ảnh: Lê Khánh.

Thiên tai hàng năm gây thiệt hại không nhỏ cho người dân. Ảnh: Lê Khánh.

Theo ông Nunomura Akihiko, Trưởng nhóm nghiên cứu của JICA, ở Nhật Bản cũng có những khu vực bị ảnh hưởng tương tự như tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhật Bản đã và đang thực hiện các giải pháp an toàn, hiệu quả bảo vệ người dân, hạ tầng của nhà nước. Với hàng loạt phần việc trong dự án sẽ giúp Quảng Nam và Đà Nẵng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý lũ tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai tại khu vực nghiên cứu.

Ngoài ra, JICA cam kết sẽ lựa chọn, kết hợp các giải pháp phòng chống lũ hiệu quả, có tính khả thi cao dựa trên cơ chế lũ đặc thù là lũ gây ngập trên diện rộng ở vùng trũng và ngập trong thời gian dài ở hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn. Qua đó, tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư, không chỉ giảm thiệt hại, tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, giúp giảm chi phí phục hồi, tái thiết sau thiên tai.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ tháng 3/2024 đến tháng 2/2027 (36 tháng). Trong giai đoạn 1, JICA sẽ thực hiện điều tra cơ bản và cung cấp, lắp đặt các thiết bị cần thiết (thiết bị quan trắc thủy văn, thiết bị giám sát thiên tai) tại lưu vực sông mục tiêu.

Tỉnh Quảng Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cùng đồng hành để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cùng đồng hành để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Ảnh: L.K.

Giai đoạn 2 bao gồm các hoạt động đánh giá nguy cơ rủi ro lũ lụt và xây dựng IFMP trong lưu vực. Cuối cùng là thiết lập cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan để thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống lũ lụt. Dự án cũng dự kiến sẽ có các chuyến tham quan thực địa, tập huấn các điển hình về giải pháp kiểm soát lũ tại các lưu vực sông ở Nhật Bản có cùng vấn đề.

"Các cán bộ tham gia tập huấn sẽ hiểu sâu hơn về các kế hoạch và dự án phòng chống lũ, đồng thời góp phần vào việc xây dựng quy hoạch phòng chống lũ tại các lưu vực mục tiêu”, ông Numomura thông tin.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, tỉnh Quảng Nam rất ủng hộ và sẽ hỗ trợ hết sức đối với dự án mà JICA sắp triển khai trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Đồng thời mong muốn nhóm nghiên cứu mở rộng hơn các giải pháp trong đó có việc nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề vai trò của rừng trong phòng chống thiên tai.

“Tỉnh Quảng Nam hiện có gần 700.000ha rừng. Những năm qua, chúng tôi rất chú trọng đến công tác bảo vệ, giữ rừng, nhờ vậy mà ảnh hưởng của lũ lụt cũng như tình trạng thiếu nước vào mùa khô đỡ đi rất nhiều. Bên cạnh đó, địa phương cũng có các chương trình tạo sinh kế cho người dân lưu vực thủy điện.

Khi người có sinh kế tốt thì giữ rừng tốt, ít bị lũ lụt và sạt lở đất như những năm về trước. Nếu công tác truyền thông, nâng cao nhận thức được triển khai hiệu quả đối với hơn 1,5 triệu dân ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, kết quả nghiên cứu sẽ đạt được thành công lớn hơn”, ông Hồ Quang Bửu nói.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất