| Hotline: 0983.970.780

Nhiệt độ cao kỷ lục khiến các rạn san hô bị tẩy trắng thảm khốc

Thứ Sáu 28/07/2023 , 15:04 (GMT+7)

Các nhà khoa học liên bang cho biết một số rạn san hô ở Florida (Mỹ) đang mất màu sớm hơn bình thường do nhiệt độ nước cao kỷ lục.

Katey Lesneski, điều phối viên nghiên cứu và giám sát của cơ quan Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phát động bảo vệ các rạn san hô ở Florida. Lesneski cho biết, san hô thường rực rỡ và đầy màu sắc vào thời điểm này trong năm, nhưng "chúng lại nhợt nhạt, có vẻ như màu sắc đang bị mất dần, một số rạn san hô có màu trắng hoàn toàn”.

Các rạn san hô bị tẩy trắng thảm khốc do nhiệt độ nước biển tăng cao.

Các rạn san hô bị tẩy trắng thảm khốc do nhiệt độ nước biển tăng cao.

Các nhà khoa học của NOAA trong tuần này đã nâng hệ thống cảnh báo tẩy trắng san hô của họ lên cảnh báo cấp 2, mức căng thẳng nhiệt cao nhất trong hệ 5 cấp. Mức đó đạt được khi nhiệt độ bề mặt nước trung bình cao hơn khoảng 1,8 độ F (1 độ C) so với mức tối đa bình thường trong tám tuần liên tiếp.

Jacqueline De La Cour, Giám đốc điều hành chương trình Theo dõi rạn san hô của NOAA cho biết, nhiệt độ bề mặt xung quanh đây trung bình khoảng 91 độ F (33 độ C), cao hơn nhiều so với mức trung bình bình thường vào giữa tháng 7 là 85 độ F (29,5 độ C).

Các rạn san hô được tạo thành từ các sinh vật nhỏ bé liên kết với nhau. Các rạn san hô có màu sắc từ tảo sống bên trong chúng và là thức ăn của san hô. Khi nhiệt độ quá cao, san hô trục xuất tảo, làm cho các rạn san hô có màu trắng hoặc bị tẩy trắng. Điều đó không có nghĩa là chúng đã chết, nhưng san hô có thể chết đói và dễ mắc bệnh hơn.

Andrew Bruckner, điều phối viên nghiên cứu tại Khu bảo tồn biển Quốc gia Florida, cho biết một số rạn san hô bắt đầu có dấu hiệu tẩy trắng đầu tiên từ hai tuần trước. Mấy ngày gần đây, một số mất hết màu. Điều đó chưa từng được ghi nhận trước ngày 1/8 hàng năm. Cao điểm việc bị tẩy trắng thường xảy ra vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9.

Theo Bruckner, do biến đổi khí hậu và các yếu tố khác, vùng biển Florida Keys đã mất từ 80 đến 90% san hô trong vòng 50 năm qua. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sinh vật biển phụ thuộc vào các rạn san hô để sinh tồn mà còn ảnh hưởng đến con người, bởi các rạn san hô là vùng đệm tự nhiên chống lại nước dâng do bão và các cơn bão khác. Ngoài ra còn có tác động kinh tế vì du lịch phụ thuộc nhiều vào các rạn san hô.

De La Cour nói: “Mọi người xuống nước, câu cá, lặn biển - đó là lý do tại sao việc bảo vệ rạn san hô của Florida là rất quan trọng".

Cả hai nhà khoa học đều cho biết đó không phải là sự diệt vong và u ám. Một nỗ lực kéo dài 20 năm đang được tiến hành để phục hồi san hô của Florida được khoảng 90% so với 50 năm trước. Bruckner cho biết các nhà khoa học đang nhân giống san hô có thể chịu nhiệt tốt hơn và đang sử dụng những thứ đơn giản như mái che và quạt dưới nước để làm mát nước nhằm giúp chúng tồn tại.

“Chúng tôi đang tìm kiếm câu trả lời và chúng tôi đang cố gắng làm điều gì đó, thay vì chỉ nhìn đi chỗ khác,” Bruckner nói.

De La Cour cho biết bà không nghi ngờ gì về việc nước nóng lên là do sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra và điều đó cần được khắc phục để san hô tồn tại.

“Nếu chúng ta không giảm lượng khí thải nhà kính mà chúng ta đang thải ra và không giảm lượng khí nhà kính đã có trong khí quyển, thì chúng ta đang tạo ra một thế giới nơi các rạn san hô không thể tồn tại”, bà nói.

(Theo Chinadaily)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.