| Hotline: 0983.970.780

Hậu cổ phần ở Hãng phim Truyện Việt Nam:

Nhiều nghệ sĩ làm đơn kêu cứu yêu cầu được bảo vệ quyền lợi

Thứ Ba 19/09/2017 , 07:50 (GMT+7)

Mới đây, Chi hội Điện ảnh của Hãng phim Truyện Việt Nam làm đơn kêu cứu gửi tới Hội Điện ảnh Việt Nam về quá trình cổ phần hóa Hãng phim...

-216313698
Nhiều nghệ sĩ trình bày bức xúc của mình

Sau khi các nghệ sĩ của Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) lên tiếng về việc nhà đầu tư không tiếp tục làm phim, chuyển các đạo cụ, phục trang khỏi địa chỉ số 4 Thụy Khuê (Hà Nội), “gom” tất cả các nghệ sĩ (quay phim, đạo diễn, biên kịch…) vào một phòng và báo chí đã đưa tin trong tuần qua. Tuy nhiên, sự việc vẫn chưa có sự lên tiếng của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL. Trong khi đó, Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, Hội sẽ gửi văn bản lên các cơ quan liên quan.
 

Đặt câu hỏi về sự minh bạch

Mới đây, Chi hội Điện ảnh của Hãng phim Truyện Việt Nam làm đơn kêu cứu gửi tới Hội Điện ảnh Việt Nam về quá trình cổ phần hóa Hãng phim đã khiến các nghệ sĩ không có lương, đạo cụ kịch bản bị di chuyển.

Trong lá đơn, các thành viên Chi hội Điện ảnh khẳng định cổ phần hóa là một chủ trương đúng đắn, là điều mà cán bộ, công nhân viên hãng đều mong muốn. Tuy nhiên, họ không đồng tình với cách thức cổ phần hóa.

Lá đơn chỉ ra những vấn đề bất cập trong quá trình cổ phần hóa: Việc thành lập tổ giúp việc cho Ban cổ phần hóa thuộc Bộ VH-TT&DL không ổn. Giám đốc hãng phim đã không cử những nghệ sĩ có chuyên môn điện ảnh cao vào tổ này, mà chỉ cử những người làm việc ở phòng tổ chức của hãng vào; công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp cho hãng phim đã tính giá trị thương hiệu, giá trị đất đai, ưu thế sử dụng vị trí của Hãng phim Truyện Việt Nam bằng 0 với sự đồng ý của Ban cổ phần Bộ VH-TT&DL; đăng tin tìm cổ đông chiến lược 3 kỳ trên một tờ báo duy nhất với khổ chữ bé đến mức gần như không thể đọc nổi; sự định giá thương hiệu của Hãng phim Truyện Việt Nam bằng 0 và việc chọn cổ đông chiến lược duy nhất là Tổng Công ty Vận tải thủy (Vivaso) khiến dư luận đặt câu hỏi về sự minh bạch.

Lá đơn cũng nhắc lại, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình Cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu đưa giá trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của Hãng phim Truyện Việt Nam vào giá trị doanh nghiệp khi có quyết định thành Công ty cổ phần. Tuy nhiên, Bộ VH-TT&DL vẫn giữ nguyên Ban cổ phần cũ.

Ngày 23/6/2017, Bộ VH-TT&DL ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam thay thế Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam mà giá trị thương hiệu của hãng vẫn chưa được tính vào như sự chỉ đạo của Thủ tướng.

Sau hai tháng cổ phần, Vivaso đã không giữ đúng cam kết về trả lương cho cán bộ công nhân viên. Mức lương không theo một căn cứ nào, gây bất bình cho cán bộ, công nhân viên. Cùng với đó, cơ sở vật chất bị xáo trộn: Sáp nhập 4 phòng vào một phòng để lấy đất kinh doanh chứ không để làm phim. Công ty cổ phần yêu cầu cán bộ, công nhân viên tự đi kiếm việc, tự trả lương. Nếu muốn được nhận lương từ công ty cổ phần thì phải đi làm đủ 8 tiếng như đi làm hành chính. Điều đó thể hiện sự thiếu hiểu biết của lãnh đạo công ty cổ phần về đặc thù công việc của hãng.

Cuối lá đơn các nghệ sĩ đề nghị: “Tập thể anh chị em nghệ sĩ hội viên của Chi hội Điện ảnh Hãng phim Truyện Việt Nam kính đề nghị Hội Điện ảnh Việt Nam hãy vào cuộc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên chúng tôi.

Chúng tôi kiến nghị Hội Điện ảnh đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát chặt chẽ và có những giải pháp thay đổi căn bản về tiến trình cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam sao cho tài sản của nhà nước không bị thất thoát.

Sau đó tìm được cổ đông chiến lược chính xác sau khi thương hiệu và lợi thế vị trí đất của hãng được tính vào giá trị doanh nghiệp nhằm thực hiện đúng, đầy đủ, minh bạch quá trình rà soát lại việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng”.
 

Đề nghị làm rõ quá trình cổ phần hóa

NSND, Đạo diễn Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, hôm nay (19/9) Hội sẽ có văn bản gửi tới Bộ VH-TT&DL, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ... đề nghị làm rõ quá trình cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam.

Ông Đặng Xuân Hải cho biết: “Trước hết, tôi cho rằng, việc Chi hội Điện ảnh Hãng phim Truyện Việt Nam có lá đơn gửi tới Hội Điện ảnh Việt Nam, nhờ can thiệp, bảo vệ quyền lợi người lao động là một hành động đúng.

Ban Chấp hành Hội và Chi hội đã thảo luận và xem xét cặn kẽ toàn bộ sự việc những gì chủ đầu tư đã thực hiện trong quá trình cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam. Chúng tôi sẽ đề nghị làm rõ quá trình cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam đã hợp lệ chưa, đã công bằng chưa. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của người lao động, văn nghệ sĩ, bảo vệ thương hiệu điện ảnh đã có bề dày lịch sử, giá trị hơn 60 năm”, NSND Đặng Xuân Hải nói.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm