| Hotline: 0983.970.780

Nhiều quốc gia vẫn lo thiếu lương thực

Thứ Ba 10/01/2012 , 11:55 (GMT+7)

Chính phủ tại nhiều quốc gia đang phát triển và nghèo vẫn còn loay hoay tìm giải pháp cho bài toán an ninh lương thực để giữ ổn định xã hội...

Nông dân tỉnh Giang Tô thu hoạch lúa lai
Cách đây tròn một năm, tổ chức Lương nông LHQ (FAO) đã dự báo chỉ số giá lương thực toàn cầu trong năm 2011 sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ những năm 1990 sau khi thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng giá lương thực tràn lan khắp nơi bắt đầu từ năm 2008.

Chính phủ tại nhiều quốc gia đang phát triển và nghèo vẫn còn loay hoay tìm giải pháp cho bài toán an ninh lương thực để giữ ổn định xã hội. Và đúng như dự đoán của FAO, từ tháng 2, giá các mặt hàng lương thực thiết yếu đều tăng vọt tạo ra các làn sóng biểu tình phản đối xuyên khắp khu vực Trung Đông. Năm 2011, dân số thế giới cũng đánh dấu mốc tròn 7 tỷ người thì vấn đề an ninh lương thực lại càng được quan tâm. Các chuyên gia nhân khẩu học nhận định, nếu trong năm 2012 này, sản xuất lương thực không đảm bảo thì rất có thể bóng ma khủng hoảng rất có thể sẽ tái hiện lần nữa.

Tại Trung Quốc, đất nước có dân số trên 1,34 tỷ người cũng đang đau đầu trong bài toán sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nhiều đích là làm sao để cùng lúc đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa trong khi quỹ đất sản xuất, nguồn nước và các tài nguyên khác đều đã suy kiệt.

Tuy nhiên, có một thực tế là nền kinh tế mới nổi này ngày càng bị lệ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Cụ thể tính từ năm 1996, nước này mới bắt đầu phải nhập khẩu số lượng ít đậu tương phục vụ nhu cầu trong nước thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên 54,8 triệu tấn và trở thành nhà nhập khẩu nông sản nhiều số 1 thế giới.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2011, Trung Quốc đã vượt Canada để trở thành nhà nhập khẩu các mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới từ Mỹ. Dự báo, tính đến hết năm 2012 này, kim ngạch XK của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục mới là 137 tỷ USD do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc, châu Phi và châu Mỹ Latin sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Dự báo, đậu nành vẫn sẽ là mặt hàng quan trọng tại Trung Quốc do nhu cầu sản xuất dầu ăn và thức ăn chăn nuôi còn tiếp tục tăng cao. Ông Cheng Guoqiang, chuyên viên cao cấp thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho hay, trong năm 2011 mỗi người dân nước này tiêu thụ trung bình 18,3 kg dầu ăn so với mức 11 kg hồi năm 2001. Nếu tốc độ đô thị hóa vẫn giữ nhịp như thời gian qua thì nhu cầu tiêu thụ dầu ăn tại nước này sẽ đạt mức trung bình 23 kg/đầu người trong vòng 10 đến 15 năm tới. Do đó việc nhập khẩu đậu tương trong dài hạn là không thể tránh khỏi.

Theo Cục Thống kê Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu này, nhất thiết phải tăng sản lượng trong nước cho dù năm 2011, quốc gia này đã đạt mức kỷ lục 571 triệu tấn ngũ cốc, tăng 4,5% so với năm 2010. Tuy nhiên, theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Chen Xiaohua, do nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị xuống cấp cộng với thiên tai hạn hán sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn đối với sản xuất trong nước.

Tại Trung Quốc nguồn nước và quỹ đất tại nhiều vùng canh tác lớn ngày một khan hiếm và suy kiệt sẽ đe dọa đến an ninh lương thực trong nước. Ngoài ra, trước sức ép về giá dầu thô thế giới có khả năng sẽ tăng cũng sẽ đẩy giá chi phí sản xuất và vật tư nông nghiệp trong thời gian tới lâm vào tình thế khó khăn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.