| Hotline: 0983.970.780

Nhiều sông lớn của Trung Quốc nhiễm thuốc kháng sinh nặng

Thứ Sáu 26/12/2014 , 09:38 (GMT+7)

Theo công bố của tạp chí khoa học có tên Bản tin Khoa học Trung Quốc số tháng 5 cho biết nước bề mặt của Trung Quốc có 68 loại kháng sinh.

Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc dẫn lại bản tin của Đài Truyền hình Trung Quốc hôm thứ Năm đưa tin nồng độ chất kháng sinh vượt mức khi xét nghiệm nước của những con sông lớn như Trường Giang, Hoàng Phố và Chu Giang và cả trong nước máy ở Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô đang đe dọa nguy hiểm cho hàng triệu người sống ven sông cũng như hệ sinh thái.

Bản tin này nói rằng sở dĩ có nồng độ kháng sinh cao như vậy là do việc xả thải bất hợp pháp của công ty Shandong Lukang Pharmaceutical, một trong những nhà sản xuất thuốc lớn nhất của Trung Quốc và việc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh của nông dân chăn nuôi gia cầm.

Hơn nữa tình trạng này còn tồi tệ thêm bởi sự giám sát không có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ môi trường địa phương.

Theo bản tin trên, công ty Shandong Lukang Pharmaceutical đã xả thải nước ô nhiễm có hàm lượng 50.000 nanogram kháng sinh trên mỗi lít, cao gấp 10.000 lần so với nồng độ kháng sinh trong nước không bị ô nhiễm.

Ngoài ra, huyện Lishui ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, là một nơi nuôi gia cầm mà người nông dân cho vịt dư thừa lượng kháng sinh và đổ phân vịt xuống sông. Sông ngoài và ao chuôm ở đây bị ô nhiễm nặng với nồng độ kháng sinh đạt 60 nanogram/lít.

Trong một mẫu nước máy lấy tùy ý từ một gia đình người dân Nam Kinh, đã phát hiện ra 2 loại kháng sinh. Nồng độ amoxicillin, thuốc được sử dụng để chữa nhiễm khuẩn tai và bàng quang, có hàm lượng 8 nanogram/lít.

Ông Jia Weile, phó giám đốc Học viện Văn minh sinh thái Bắc Kinh cho biết lượng kháng sinh quá nhiều trong nước sẽ dẫn đến con người bị kháng thuốc và giảm hiệu ứng của thuốc. Về lâu dài, ông cho biết ô nhiễm nước bề mặt sẽ dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và đi vào chuỗi thức ăn.

Chuyên gia Xiao Yonghong của Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia thì cho biết vi khuẩn kháng thuốc sẽ lưu hành tự do giữa con người và môi trường mà không có biện pháp nào để ngăn chặn.

Theo công bố của tạp chí khoa học có tên Bản tin Khoa học Trung Quốc số tháng 5 cho biết nước bề mặt của Trung Quốc có 68 loại kháng sinh.

Ở những con sông như Chu Giang đổ vào Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) và sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, cứ mỗi lít nước lấy mẫu lại tìm thấy hàng trăm nanogram thuốc kháng sinh trong khi ở những nước công nghiệp phát triển hàm lượng này là dưới 20 nanogram.

70% thuốc sản xuất ở Trung Quốc là kháng sinh, trong khi ở các nước phương Tây chỉ là 30%, Tân Hoa Xã đưa tin. Ít nhất mỗi năm có 15.000 tấn thuốc quá hạn và đổ vào thùng rác, giáo sư Yu Feng của Đại học Dược Trung Quốc ở Nam Kinh cho biết.

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp, nông dân mua thuốc kháng sinh phải có đơn kê của bác sĩ thú y. Tuy nhiên, các cửa hàng thuốc ở Nam Kinh mà Thời báo Hoàn cầu tiếp cận thừa nhận vẫn bán thuốc thoải mái cho nông dân. Một chủ hiệu mà báo phỏng vấn nói rằng nông dân mua nhiều loại kháng sinh để khắc phục tình trạng kháng thuốc. “Người nuôi vịt họ không ăn vịt có thuốc này đâu”, ông này nói.

Đài truyền hình CCTV còn trích dẫn cả một nguồn tin giấu tên nói rằng, Lukang, một trong 4 nhà sản xuất thuốc kháng sinh lớn nhất Trung Quốc, lần nào cũng được thông báo bí mật trước khi có một đợt kiểm tra “đột xuất” của cục bảo vệ môi trường ở địa phương.

Nguồn tin này nói: “Sản xuất sẽ ngưng lại để che đậy việc xả ô nhiễm…khi các thanh tra đi rồi thì nhà máy sẽ lại tiếp tục hoạt động như thường”.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một xã vùng cao có 26 con trâu bò chết nghi do ung khí thán

NGHỆ AN Nhiều hộ dân tại bản Huồi Mũ của xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đang hoang mang khi trâu, bò bỗng dưng chết hàng loạt.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.