| Hotline: 0983.970.780

Nhìn từ nông nghiệp Pháp: Các hiệp hội trong tiêu thụ nông sản

Thứ Năm 09/11/2017 , 08:45 (GMT+7)

Ở Pháp, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm đều do một hiệp hội hay liên đoàn về ngành đó tìm đầu ra tiêu thụ quảng bá sản phẩm và xuất khẩu, người nông dân và các cở sở chế biến khi tham gia các hiệp hội này bắt buộc phải làm theo quy định sản xuất về ATTP do tổ chức đó đưa ra.

Đầu mối cho nông dân và doanh nghiệp

Ông Daniel Soares, chuyên gia phụ trách tiếp thị quốc tế của Hội liên ngành rau củ quả Pháp (Interfel) cho biết, Interfel được thành lập từ năm 1976, hội là đầu mối tập hợp và đại diện tất cả các công ty về rau hoa quả trong nước Pháp, từ công ty sản xuất cho đến nhà phân phối, bao gồm bếp ăn tập thể, nhà vận chuyển, bán sỉ, bán lẻ, trưởng quầy hàng tại các thương hiệu phân phối...

Ngoài ra, Interfel còn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ về nghiên cứu thị trường để xác định kỳ vọng của những người sản xuất và khách hàng trên toàn cầu, sau đó triển khai các hoạt động khuyến mãi và hỗ trợ công cụ sản xuất đến nông dân và cơ sở chế biến.

17-35-20_cc_cong_don_sn_xut_deu_tu_dong_hojpg
Các công đoạn sản xuất đều tự động hóa

Bên cạnh đó, hội liên ngành còn đưa ra các quy trình về chất lượng và số lượng được kiểm tra ở nhiều cấp, từ chính phủ tới chuyên gia. Từ đó, đảm bảo truy tìm được nguồn gốc xuất xứ, duy trì những yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Daniel Soares cho hay, mỗi năm nông dân Pháp sản xuất ra 7,8 triệu tấn rau quả tươi với khoảng 21% rau quả được xuất khẩu đi khắp thế giới. Hiện Interfel đã xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là trái táo và kiwi, với một số thương hiệu nổi tiếng như táo Gala, Granny, Golden… và trái kiwi xanh Hayward.

Bên cạnh các hội liên ngành giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, ở Pháp còn có Hội Phát triển và trao đổi quốc tế các sản phẩm và kỹ thuật nông nghiệp thực phẩm (Adepta), chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân muốn bắt đầu khởi nghiệp từ ngành nông nghiệp, đồng thời thiết kế các giải pháp riêng và toàn diện nhằm đáp ứng các nhu cầu công - nông nghiệp của nhà đầu tư.

Bà Sumer Javed, GĐ Truyền thông Adepta cho biết, Adepta do Bộ Nông nghiệp Pháp thành lập cách đây 40 năm, Adepta chính là khâu trung gian cho nhà sản xuất Pháp với nước ngoài. Hiện hội có 240 công ty thành viên kinh doanh nông sản, với mạng lưới chuyên nghiệp trong 8 lĩnh vực gồm: chăn nuôi, vụ mùa, rau hoa quả, sữa, thịt, bánh mì, sản xuất rượu vang và ngành đóng gói.

Hàng năm Adepta nhận 900 ngàn Euro từ chính phủ chiếm 30% kinh phí duy trì hoạt động, còn lại 70% do các doanh nghiệp trong hội đóng góp.

Cụ thể, trong lĩnh vực rượu vang, Adepta có những doanh nghiệp cung cấp giống trồng nho, máy ép nho, những máy móc cơ giới hóa kỹ thuật nông nghiệp trong cả chuỗi và phần mềm cho người nông dân sử dụng… Riêng lĩnh vực bánh mì, Adepta cung cấp toàn diện từ sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

Ngoài ra, thành viên của Adepta cũng là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào, xây lắp thiết bị, trong ngành nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm. Công nghệ của họ có thể đáp ứng các dự án công nông của nhiều quốc gia nông nghiệp.

Theo bà Sumer Javed, ở Pháp, tính hiệu quả của các hiệp hội khi giúp người nông dân tiêu thụ đầu ra là rất ổn định. Tuy nhiên, nhờ vậy khâu trung gian cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn người nông dân, nên để tăng lợi nhuận cho nông dân nhiều hơn nữa thì cách đơn giản nhất là giảm lợi nhuận của khâu trung gian.
 

Sản xuất đúng tiêu chuẩn cam kết về ATTP

Một trong những nghiệp đoàn nổi tiếng về ngành thịt nguội, thịt muối của Pháp là nghiệp đoàn đa nghề Fict.

Ông Bernard Vallat, Chủ tịch Nghiệp đoàn các nhà công nghiệp chế biến thịt Pháp (Fict) cho biết, hội đồng Fict được thành lập từ năm 1924 với một trong những sứ mệnh là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thịt nguội Pháp và phương pháp sản xuất chế biến các sản phẩm từ thịt đến toàn thế giới, đồng thời chứng minh cho nhiều người biết sản phẩm thịt nguội của Pháp luôn đạt chất lượng tốt.

17-35-20_ong_bernrd_vllt_chu_tich_nghiep_don_fict_ngoi_o_giu_gioi_thieu_ve_nghiep_don_che_bien_thitjpg
Ông Bernard Vallat, Chủ tịch Nghiệp đoàn Fict ngồi ở giữa giới thiệu về nghiệp đoàn chế biến thịt bằng máy cắt tự động

Nghiệp đoàn Fict tập hợp cho 309 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong lĩnh vực thịt nguội, thịt muối, đặc biệt góp phần bảo tồn và phát huy kỹ năng ngành thịt Pháp, các sản phẩm này dựa trên truyền thống của các vùng miền, sử dụng các công nghệ hiện đại nhất để chế biến.

Fict cũng tập hợp các nhà kỹ nghệ ngành thịt có mặt trên khắp lãnh thổ Pháp với 37 ngàn nhân công, và sản xuất hơn 450 sản phẩm với 1,2 triệu tấn sản phẩm hàng năm từ nhiều nguồn nguyên liệu như: thịt lợn, gia cầm, bò, ngỗng, vịt…, trong đó thịt lợn chiếm 85%. Doanh thu ngành đạt 6,6 tỷ Euro trong đó xuất khẩu chiếm 700 triệu Euro.

Bản thân Fict cũng có những đối thủ, nhưng luôn đảm bảo giá cạnh tranh không để thiệt cho các cơ sở sản xuất.

Theo ông Bernard Vallat, đối với sản phẩm thịt chăn nuôi nói chung có rất nhiều công thức chế biến như hun khói, thịt sấy, thịt muối… Mỗi cách chế biến đại diện cho nhiều vùng miền khác nhau trong nước Pháp, mỗi vùng miền đều có kỹ năng và truyền thống đặc trưng, như ở Paris các cơ cở thường sản xuất giăm bông, xúc xích ướp tỏi, pate gia cầm…

17-35-20_nh_xuong_len_men_xuc_xichjpg
Nhà xưởng lên men xúc xích

Các sản phẩm chế biến thịt của Pháp được các nghiệp đoàn xuất ra 70 nước trên thế giới, riêng Việt Nam trong năm 2016 nhập 4 ngàn tấn thịt Pháp với 140 ngàn sản phẩm làm từ thịt. Để được vậy Fict đã chứng minh cho chính phủ Việt Nam thấy được quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm…; hiện đã có 2 hãng pate Bazin và Arnaud đã xuất khẩu sang Việt Nam.

Giới thiệu PV đến thăm cơ sở sản xuất xúc xích Rosette ở Lyon, thành viên trong nghiệp đoàn Fict. Ông Didier Le Guen, Giám đốc kinh doanh hãng thịt Chambost ở Lyon cho biết, từ năm 1919, triết lý của các sản phẩm Chambost là tuân thủ truyền thống địa phương với các hương vị xưa, nhất là với sản phẩm nổi tiếng như xúc xích Rosette de Lyon. Từ đời này sang đời khác, Chambost đồng thời hướng tới phát triển các hương vị mới theo các công thức dân dã và sinh thái, Chambost có 3 giá trị lớn truyền từ xưa đến nay là: độc lập, truyền thống, và kỹ năng.

17-35-20_ong_didier_le_guen_gim_doc_kinh_donh_hng_thit_chmbost_gioi_thieu_ve_cong_tyjpg
Ông Didier Le Guen - Giám đốc kinh doanh hãng thịt Chambost giới thiệu về công ty

Ông Didier Le Guen cho biết thêm, số lượng nhân viên của Chambost chỉ 33 người, nhưng công ty sản xuất ra 1.900 tấn xúc xích mỗi năm, đồng thời Chambost đã nhận được 2 chứng chỉ HACCP và IFS, đây là tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu ra thế giới.

Xúc xích Rosette được chế biến từ thịt lợn nái nuôi ở Pháp, chọn từ phần ngon nhất của con lợn như vai, đùi để chế biến, mỗi ngày nhà máy nhận khoảng 10 - 12 tấn thịt, sau đó đem sấy đông ở nhiệt độ -4oC.

Thành phần xúc xích gồm thịt, đường, tiêu, một ít hương liệu chế biến từ tỏi và một số vi khuẩn lên men. Bên cạnh đó, sản phẩm xúc xích này chỉ sử dụng chất bảo quản được cho phép trong sử dụng công nghệ là KNO3, đây là chất bảo quản bắt buộc phải có trong xúc xích.

Chambost đã giành được nhiều giải thưởng về cuộc thi nông nghiệp ở Pháp, 90% sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường Pháp còn lại đang xuất khẩu qua Đức, Bỉ. Hiện đang chờ giấy phép xuất khẩu ở Việt Nam, với hi vọng khai mở thị trường với số lượng ban đầu khoảng 50 - 100 tấn, ông Didier Le Guen thông tin.

Ông Bernard Vallat, Chủ tịch Nghiệp đoàn Fict chia sẻ, Fict luôn tìm cách giảm mức tối thiểu nhất lượng kháng sinh trong động vật nuôi để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Fict luôn quan tâm đến công tác quản lý để đảm bảo những cơ sở chế biến thịt đều cam kết các tiêu chuẩn của hiệp hội đề ra. Mọi thành viên của Fict phải tôn trọng quy luật chung để đảm bảo chất lượng, và quy ước làm thịt này cũng được chính phủ công nhận. Ngoài ra, bản thân chính phủ luôn có những hình thức kiểm tra đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, nhờ vậy những sản phẩm của Fict luôn đảm bảo được nét đặc trưng của ẩm thực Pháp.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.