| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hiểm nghèo và lây lan khủng khiếp thế giới từng đối mặt

Thứ Năm 12/03/2020 , 07:53 (GMT+7)

Thế giới từng phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo và có sức lây lan khủng khiếp, thậm chí cướp đi sinh mạng cả chục triệu người.

Dịch hạch

"Cái chết đen" (1346 - 1353) là một trong những đại dịch chết chóc kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại. Khi các nhà sử học thảo luận về bệnh dịch, đại dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra luôn được đề cập đến đầu tiên.

Người nhiễm dịch hạch sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng 2-6 ngày. Tỷ lệ tử vong của dịch hạch khá cao, nếu không được điều trị bằng kháng sinh thì tỉ lệ này là 66% và không có vaccine.

Người nhiễm dịch hạch sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng 2-6 ngày. Tỷ lệ tử vong của dịch hạch khá cao, nếu không được điều trị bằng kháng sinh thì tỉ lệ này là 66% và không có vaccine.

Trong cuốn sách "Cái chết đen, 1346-1353: Lịch sử hoàn chỉnh" (Boydell Press, 2018), Ole Jørgen Benedictow ước tính 50-60% dân số châu Âu bị xóa sổ trong "Cái chết đen", lớn hơn nhiều con số "một phần ba" thường được nhắc đến.

Một điều ít được biết đến là căn bệnh tiếp tục tấn công châu Âu, Trung Đông trong 4 đợt dịch tiếp theo (năm 1361–63, 1369–71, 1374–75, 1390, và 1400) và xa hơn trong bốn thế kỷ sau đó.

Cụm từ "Cái chết đen", theo Benedictow thực ra là một sự hiểu lầm, dịch sai của cụm từ Latin "atra mors", đồng nghĩa với "khủng khiếp" và "màu đen".

Dịch SARS

Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong thời gian tham gia chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong thời gian tham gia chữa trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tương tự như Covid-19 (SARS-CoV-2), Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng do virus Corona gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc.

Trong vòng vài tuần, dịch lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường hàng không. Khoảng 8.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và 800 người tử vong. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm đều bị viêm phổi và lây nhiễm do tiếp xúc với chất dịch (đờm, nước mũi, nước bọt) từ người bệnh.

SARS-CoV chủ yếu lây truyền từ người sang người. Nó xuất hiện chủ yếu trong tuần thứ hai của bệnh, tương ứng với mức độ bài tiết virus cao nhất trong dịch tiết và phân, và khi các trường hợp bệnh nặng bắt đầu xấu đi trên lâm sàng.

Hầu hết các trường hợp lây truyền từ người sang người xảy ra trong môi trường chăm sóc sức khỏe, trong trường hợp không có biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng đầy đủ.

Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng thích hợp đã khiến dịch bệnh toàn cầu chấm dứt.

Dịch MERS

Dịch MERS được cho là có nguồn gốc bắt nguồn từ lạc đà. Ảnh: CNN.

Dịch MERS được cho là có nguồn gốc bắt nguồn từ lạc đà. Ảnh: CNN.

Hội chứng Hô hấp Trung đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh hô hấp cấp tính do một loại virus có tên MERS-CoV gây ra. Dịch bệnh MERS-CoV ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp (bao gồm phổi và đường thở) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2012 tại Ả rập Xê út.

Tính từ tháng 9/2012 đến cuối tháng 11/2019, tổng số trường hợp được xác nhận mắc hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) là 2.494 ca, trong đó có 858 trường hợp tử vong (tỷ lệ 34,4%) đã được báo cáo trên toàn cầu. Nói cách khác, cứ 10 bệnh nhân nhiễm MERS thì có 3 người chết.

Rất may mắn, WHO và các tổ chức y tế khác đã ước tính rằng, các trường hợp MERS và tử vong trên toàn cầu đã giảm kể từ năm 2016. 

Cúm H1N1

Virus cúm A/H1N1 là loại virus rất dễ lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ cực nhanh. Ảnh minh họa: CBSnews.

Virus cúm A/H1N1 là loại virus rất dễ lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ cực nhanh. Ảnh minh họa: CBSnews.

Năm 2009, dịch cúm H1N1 xuất hiện và gây chấn động toàn thế giới. Nó lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh. Tháng 8/2010WHO tuyên bố H1N1 là đại dịch toàn cầu.

Bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh cúm mùa do virus cúm A/H1N1 gây ra. Đây là loại virus rất dễ lây truyền từ người này sang người khác với tốc độ cực nhanh. 

Cũng giống như những loại cúm khác, bệnh cúm A/H1N1 có thể tiến triển nặng và để lại biến chứng, ví dụ như viêm phổi. 

Với những người có thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt, sau khoảng 2 - 3 ngày mắc bệnh cúm A/H1N1 sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch đang suy giảm như người già, trẻ nhỏ, trẻ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mãn tính,... bệnh có thể tiến triển nặng và nhanh, gây ra các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Dịch Cúm Tây Ban Nha

Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918 - Bảo tàng Sức khỏe & Y tế quốc gia. Ảnh: Otis/Wikimedia Commons.

Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918 - Bảo tàng Sức khỏe & Y tế quốc gia. Ảnh: Otis/Wikimedia Commons.

Thật sốc khi biết rằng Cúm Tây Ban Nha năm 1918 (102 năm trước) đã lây nhiễm 500 triệu người trên toàn thế giới và giết chết từ 50-100 triệu người, tức là 3-5% dân số thế giới tại thời điểm đó.

Đặc điểm nổi bật của bệnh cúm Tây Ban Nha là độ tuổi của các bệnh nhân tử vong chủ yếu từ 20-40 tuổi, thay vì người già hay trẻ em như thường thấy trong các đợt dịch khác. Tỷ lệ tử vong của Cúm Tây Ban Nha được ước tính là từ 10-20%, trong khi con số này ở bệnh dịch cúm khác chỉ khoảng 0,1%.

Cúm Tây Ban Nha cũng được ghi nhận với tỷ lệ nhiễm cực cao, lên tới 50% số người có tiếp xúc với mầm bệnh và các triệu chứng bất thường của nó, bao gồm xuất huyết ở mũi, dạ dày và ruột, và cả phù xuất huyết ở phổi.

Bệnh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, sau đó lan sang Mỹ và một phần châu Á. Nó nguy hiểm vì biểu hiện ban đầu chỉ tương tự cúm thường. Khi ở thể nặng, da bệnh nhân chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới ói mửa, tiểu tiện không tự chủ. Virus tấn công mạnh vào phổi và nhiều nạn nhân chết vì viêm phổi.

Nguồn gốc của bệnh cúm đã được tranh luận từ lâu. Claude Hannoun của Viện Pasteur của Pháp đã khẳng định rằng virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan sang Boston và Kansas, và từ đó, thông qua các cuộc dịch chuyển quân đội, đến Brest, Pháp. 

Đại dịch Ebola

Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa Ebola. Ảnh: J.A.

Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa Ebola. Ảnh: J.A.

Lần đầu xuất hiện vào năm 1976, nhưng mãi tới giai đoạn 2014 - 2016, đại dịch Ebola mới trở thành nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại. Vào thời điểm đó, WHO xác nhận gần 7.000 trường hợp tử vong vì virus này. Sức tấn công mạnh của đại dịch khiến 70% dân số Tây Phi nhiễm bệnh. Ebola bùng phát mạnh mẽ nhất tại các vùng Guinea, Sierra Leone, Liberia.

Giai đoạn 2018-2019, đại dịch Ebola bùng phát ở phía Đông Cộng hòa dân chủ Congo.

Khi bị nhiễm virus Ebola, hệ miễn dịch và các cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ bị tấn công và tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, nó còn làm giảm các yếu tố đông máu, gây ra chảy máu không kiểm soát được.

Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa Ebola. Các hoạt động khoa học thử nghiệm vaccine đang được đẩy mạnh.

Đại dịch HIV/AIDS

Hình ảnh virus HIV qua kính hiển vi.

Hình ảnh virus HIV qua kính hiển vi.

Hội chứng nhiễm virus (làm) suy giảm miễn dịch ở người (viết tắt HIV/AIDS; tiếng Anh: human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIDA theo tiếng Pháp Syndrome d'immunodéficience acquise), còn gọi là bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài.

Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.

Hầu hết những người nhiễm virus đều qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ kim tiêm với người mang mầm bệnh. 

Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh. Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người. Theo số liệu năm 2006, khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV.

Dịch tả

Hình ảnh các bệnh nhân nhiễm dịch tả ở Châu Phi. Ảnh: un.org.

Hình ảnh các bệnh nhân nhiễm dịch tả ở Châu Phi. Ảnh: un.org.

Dịch tả có xuất phát từ thời cổ đại. Căn bệnh xuất hiện tại châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên và lần đầu tiên được giới y học ghi nhận vào năm 1563 tại Ấn Độ. Đại dịch xuất hiện trên các tuyến đường thương mại cả đường bộ lẫn đường thủy đến Nga năm 1817. Sau đó, nó lan sang các khu vực còn lại của châu Âu và Bắc Mỹ. Tổng cộng, khoảng 7 trận đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm, lấy đi mạng sống của hàng triệu người.

(tổng hợp)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.