| Hotline: 0983.970.780

Những điều thú vị về đất nước Uzbekistan

Thứ Năm 25/01/2018 , 21:03 (GMT+7)

Uzbekistan là quốc gia đông dân nhất Trung Á, có tốc độ tăng trưởng kinh tế thứ hai thế giới, sở hữu trữ lượng vàng lớn thứ 4 toàn cầu.

Quảng trường Registan ở thành phố Samarkand, Uzbekistan. Ảnh: Wikipedia.

Uzbekistan là quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, có diện tích 447.400 km2, lớn thứ 56 thế giới. Uzbekistan trước kia là một phần của Liên Xô nhưng đã tách ra và có chủ quyền riêng từ năm 1991.

Quốc gia này có dân số đông nhất Trung Á với hơn 32 triệu người, tuy nhiên phần lớn cư dân sống tại những vùng nông thôn kém phát triển ở phía đông và nam đất nước, theo Reuters.

Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Uzbekistan được xếp vào diện tăng trưởng nhanh thứ hai toàn cầu với mức tăng 7,6%. Năm 2017, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) tính toán tổng GDP danh nghĩa của Uzbekistan đạt 68,324 tỷ USD, đứng thứ 62 thế giới.

Nền kinh tế Uzbekistan phụ thuộc khá lớn vào các ngành xuất khẩu nguyên liệu thô, đặc biệt là khoáng sản, bông và khí gas. Theo Niên giám Thống kê Khoáng sản Thế giới (USGS), Uzbekistan là nước sản xuất vàng đứng thứ 9 thế giới. Trữ lượng vàng tại quốc gia Trung Á này lên tới 5.300 tấn, xếp thứ 4 toàn cầu, sau Nam Phi, Mỹ và Nga. Bên cạnh đó, Uzbekistan còn là nước xuất khẩu bông lớn thứ 5 thế giới.

Mặt khác, Uzbekistan cũng là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch với những công trình Hồi giáo đồ sộ cùng nét văn hóa, truyền thống đặc sắc, khác lạ.
 

Dấu ấn Con đường Tơ lụa

Uzbekistan nằm trên Con đường tơ lụa nối Trung Quốc với Tây Á thời cổ đại. Các thành phố lớn như Samarkand, Bukhara hay Khiva đều là nơi Con đường Tơ lụa đi qua. Chúng thu hút khách du lịch bởi những kiệt tác kiến trúc cổ kính, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa.

Suốt nhiều thế kỷ, Samarkand được mệnh danh là trung tâm của thế giới khi những người du mục, thương nhân, binh sĩ và học giả đi qua thành phố này trên hành trình dọc theo Con đường Tơ lụa. Ngày nay, Samarkand nổi tiếng với các công trình kiến trúc Hồi giáo hoành tráng và lăng mộ vua chúa cổ xưa. Nổi bật hơn cả là Quảng trường Registan lát đá hoa cương và Nhà thờ Hồi giáo Bibi Khanym lộng lẫy.

Trong khi đó, được biết đến là thành phố linh thiêng nhất Trung Á, Bukhara đã tồn tại qua một thiên niên kỷ. Nhiều người cho rằng đây là địa điểm tốt nhất để tận mắt thấy những gì còn lại của Con đường Tơ lụa cổ đại một cách nguyên vẹn.
 

Mỏ vàng lớn thứ hai thế giới

Mỏ vàng Muruntau nhìn từ trên cao. Ảnh: US Global Investors.

Mỏ Muruntau nằm cách thủ đô Tashkent, Uzbekistan hơn 400 km về phía tây. Đây là mỏ vàng lớn thứ hai thế giới. Được phát hiện từ năm 1958, mỏ Muruntau đến nay cung cấp cho thị trường Uzbekistan khoảng 1.600 tấn vàng. Trữ lượng còn lại ước tính có thể khai thác đến năm 2032.

Mỏ Muruntau do công ty khai khoáng của chính phủ Uzbekistan Navoi Mining & Metallurgical Combinat điều hành. Đây là một trong 10 tập đoàn khai thác uranium và vàng lớn nhất thế giới.
 

Thánh địa dưa

Uzbekistan được mệnh danh là thánh địa dưa với hơn 150 loại dưa khác nhau, có thể khai thác tất cả các mùa. Người ta còn trồng chúng tên những vùng sa mạc khô cằn bằng kỹ thuật cao. Kỹ thuật trồng dưa của người Uzbekistan đã nổi tiếng từ thời xa xưa trong giới thương nhân trên Con đường Tơ lụa.
 

Món ăn truyền thống

Plov, món ăn truyền thống của Uzbekistan. Ảnh: Guardian.

Plov, món cơm trộn với nhiều loại thực phẩm đa dạng, được cho là món ăn truyền thống phổ biến nhất ở Uzbekistan. Vào thế kỷ thứ 10-11, Plov là món ăn dành riêng cho giới quý tộc hoặc chỉ xuất hiện trong các dịp lễ quan trọng ở Uzbekistan. Tuy nhiên, ngày nay, món ăn này trở nên phổ biến ở mọi tầng lớp. Có tới 60 công thức làm món Plov và mỗi địa phương, vùng miền lại có cách chế biến đặc trưng riêng.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của Plov là nó được chế biến trong một chiếc chảo cực lớn, bên trong có hỗn hợp đủ loại nguyên liệu từ rau củ đến thịt, cá.
 

Phong tục tập quán

Ở Uzbekiszan, chào hỏi bằng hành động bắt tay chỉ được chấp nhận giữa những người đàn ông. Với phụ nữ, họ chào bằng cách cúi người và đặt tay lên ngực mình.

Khách tới nhà một người Uzbekiszan sẽ ngồi ở vị trí xa lối vào nhất để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Người Uzbekiszan tin rằng hành động úp mặt bánh mỳ xuống có thể mang đến điều không may mắn.

Theo truyền thống xa xưa, thành viên nào trong gia đình chuẩn bị đi xa sẽ cắn một miếng bánh mỳ Uzbek. Mẩu bánh còn lại được người nhà lưu giữ cho tới khi người đi xa trở về.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm