| Hotline: 0983.970.780

Có thể giảm được lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha?

Thứ Sáu 28/10/2022 , 15:35 (GMT+7)

Liệu có thể giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha? Câu trả lời là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện được.

Về lý thuyết: Nếu gieo sạ thưa vừa phải, cây lúa sẽ có đủ ánh sáng, có đủ không khí (cả CO2 và oxy), nếu cung cấp đủ nguồn "thức ăn" và đủ nước, thân cây lúa sẽ khoẻ, đẻ chồi sớm, nhanh, tập trung và đủ số lượng cá thể trên đơn vị diện tích và có nhiều hạt chắc để cho năng suất tối đa.

Về thực tế ở ĐBSCL: Tại xã Bắc Hòa của huyện Hậu Thạnh, tỉnh Long An và các xã lân cận, nơi có cùng điều kiện sinh thái về đất, nước, khí hậu tương đồng với nhiều tỉnh khác trong khu vực, bà con đã áp dụng biện pháp gieo sạ 50 - 60kg giống/ha từ nhiều năm và đã mang lại hiệu quả cao hơn những nơi sạ dày rất rõ.

Có thể giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80 kg/ha để giúp tăng năng suất trồng lúa.

Hoàn toàn có thể giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha, giúp tăng năng suất, lợi nhuận trồng lúa.

Sản phẩm của chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu thực hiện từ vụ hè thu 2016 đến vụ đông xuân 2021 - 2022 là bài học thực tiễn nhất. Chương trình đặt ra trong mô hình phải sạ 80kg, còn đối chứng tùy theo nhận thức của nông dân để quyết định. Ngay vụ hè thu đầu tiên của năm 2016, đã có mô hình của tỉnh Đồng Tháp (gồm 5 thành viên) sạ 74kg/ha so với đối chứng sạ 137kg/ha, năng suất lúa trong mô hình vẫn cao hơn đối chứng là 300kg thóc/ha.

Vụ thứ 2 đông xuân 2016 - 2017, mô hình tại Hậu Giang sạ 50kg/ha, đối chứng sạ 200kg/ha nhưng năng suất lúa của mô hình vẫn cao hơn đối chứng 300kg/ha, lợi nhuận còn cao hơn lô đối chứng hơn 4,6 triệu đồng/ha.

Vụ hè thu 2017, trong 15 mô hình chỉ có ở Long An sạ 76kg/ha, đối chứng sạ 112kg/ha, năng suất lúa của mô hình cũng cao hơn đối chứng là 310kg/ha, lợi nhuận của mô hình cao hơn 2,4 triệu đồng/ha.

Đến vụ hè thu 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn (biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn, dịch Covid-19 cũng diễn ra ác liệt hơn, giá vật tư nông nghiệp leo thang…) nhưng bà con nông dân ở ĐBSCL vẫn không bỏ ruộng mà vẫn tham gia chương trình rất tích cực. Bên cạnh 22/52 thành viên tham gia mô hình còn sạ lượng giống từ 92,3kg đến 100kg/ha, vẫn có 8 thành viên sạ dưới mức 80kg. Cụ thể:

Empty

Tập quán sạ lan với lượng giống quá lớn vừa gây lãng phí, tốn kém, hiệu quả lại thấp.

- Ở Long An, bình thường bà con sạ tối thiểu là 100kg do lúa nếp đẻ chồi ít hơn lúa tẻ, thì vẫn có 2 mô hình của nông dân Lâm Văn Tâm và Ngân Văn A ở Hưng Thạnh, Tân Hưng sạ 70kg/ha, ở lô đối chứng sạ 120kg/ha. Kết quả, mô hình của hộ Lâm Văn Tâm năng suất lúa vẫn cao hơn 560kg nếp/ha, lợi nhuận cao đối chứng trên 8 triệu đồng/ha (54%). Còn mô hình của ông Ngân Văn A sạ 70kg nếp, lô đối chứng vẫn sạ 120kg/ha cũng cho năng suất nếp có xu hướng cao hơn đối chứng (cao hơn 90kg/ha) và có lợi nhuận cao hơn 477.000đ.

- Ở Vĩnh Long, 2 hộ là ông Nguyễn Văn Chiến và ông Phạm Văn Vinh, đều cùng trong một mô hình ở  xã Hiếu Phụng (Vũng Liêm). Ông Chiến sạ 50kg so với đối chứng sạ 150kg/ha và ông Vinh sạ 60kg so với đối chứng sạ 160kg/ha. Kết quả: Hộ ông Tâm đạt năng suất lúa 7,3 tấn/ha, cao hơn đối chứng 100kg thóc, điều đáng nói là do chi phí phấp hơn nên có lợi nhuận cao hơn đối chứng sạ 150kg là gần 1,9 triệu đồng/ha. Còn hộ ông Vinh đạt năng suất lúa 7,1 tấn, so với đối chứng đạt 7 tấn/ha (tương đương nhau) nhưng thu được lợi nhuận cao hơn 525.000 đồng/ha.

- Ở An Giang, có 2 hộ là ông Lê Hữu Trí và ông Nguyễn Thanh Sang cùng ở xã Tà Đảnh (Tri Tôn) đều sử dụng giống OM18 và cũng đều dùng lượng giống cả trong mô hình và đối chứng bằng nhau là 70kg/ha, gieo mạ để cấy. Như vậy, công việc so sánh ở đây có ý nghĩa khác là so với cùng lượng giống cả trong mô hình và đối chứng nhưng có khác nhau về tổng chất dinh dưỡng N+P+K giữa mô hình và đối chứng.

Empty

Hiện nay, nhiều tiến bộ kỹ thuật về phương pháp gieo sạ giúp sạ thưa hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa và lợi nhuận.

Trong mô hình, cả 2 hộ đều bón phân Đầu Trâu bình quân NPK với lượng 208kg/ha. Còn trong lô đối chứng bón bình quân là 244kg/ha NPK từ nguồn phân khác. Bình quân ở lô đối chứng đã bón cao hơn lô mô hình là 36kg NPK (chủ yếu là lân và kali). Kết quả, bình quân năng suất lúa ở mô hình cao hơn đối chứng là 500kg/ha, dẫn đến lợi nhận bình quân 2 mô hình cao hơn đối chứng hơn 3 triệu đồng/ha. Kết quả này đã chứng minh rằng phân Đầu Trâu bón có hiệu quả cao hơn các nguồn phân khác

- Ở Kiên Giang, 2 hộ ông Nguyễn Văn Tạo và ông Lê Thanh Sang đều ở xã Sơn Bình, huyện Hòn Đất, là vùng đất nhiễm phèn chiếm ưu thế. 2 hộ này đều dùng biện pháp gieo mạ để cấy, phương thức canh tác giống với 2 mô hình ở An Giang, chỉ khác là lượng giống sử dụng có 60kg, ít hơn mô hình ở An Giang 10kg/ha.

Về lượng phân bón, 2 mô hình đều bón 93,5kgN/ha. Ở 2 lô đối chứng lượng đạm cao hơn, bình quân 2 hộ là 113,3kgN/ha. Nhưng năng suất lúa bình quân 2 mô hình là 6,45 tấn còn bình quân đối chứng là 6,25 tấn/ha. Phía mô hình có năng suất cao hơn đối chứng 200kg thóc, nhưng lợi nhuận ở mô hình cao hơn đối chứng gần 3,9 triệu đồng/ha. Lợi nhuận này rõ ràng là do phân Đầu Trâu mang lại.

Những dẫn liệu trong bài là bằng chứng sinh động cho thấy còn có thể giảm lượng giống gieo sạ hơn nữa, không phải chỉ phấn đấu ở mức 80kg/ha là đủ. Tuy nhiên, do tiến trình tiếp thu khoa học kỹ thuật là quá trình thay đổi tư duy, cần phải có trải nghiệm như câu tục ngữ đã tồn tại lâu đời là “trăm nghe không bằng mắt thấy, mắt thấy không bằng tự làm”.

Việc các hộ đã tự giảm giống sạ và cả lượng phân bón là những người đã tự làm, là hạt nhân tiên tiến cho phong trào giảm chi phí đầu tư tối thiểu nhưng vẫn có năng suất lúa cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với kỹ thuật canh tác hiện hữu.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.