| Hotline: 0983.970.780

Những sai sót gây sốc trong y khoa, mà lỗi là nhân viên y tế

Thứ Hai 26/06/2017 , 09:45 (GMT+7)

Mặc dù không ai muốn nhưng những sai sót trong y tế vẫn xảy ra khắp nơi. Loại bỏ những yếu tố rủi ro, những sai sót gây sốc trong loạt bài này là lỗi của nhân viên y tế.

Các chuyên gia từ đó đã đưa ra lời khuyên “hãy là bệnh nhân thông thái”.
 

Chữa nhầm bệnh nhân

Khi bạn là bệnh nhân, bạn thường tin rằng mình đang được chăm sóc bởi một bác sỹ hay y tá giỏi nghề, nhưng cần nhớ rằng kể cả người giỏi nhất cũng có thể mắc sai lầm khi chữa bệnh cho bạn hoặc người thân.

Một ngày của tháng 2/2008, khi Kerry Higuera bắt đầu ra máu cho dù 3 tháng nữa mới tới ngày sinh, sản phụ này ngay lập được đưa đến bệnh viện vì lo ngại cô có thể bị sảy thai. Kerry muốn gặp bác sỹ riêng thường tư vấn và điều trị cho mình, hy vọng bác sỹ của cô có thể giúp giữ lại đứa bé.

10-17-37_storyhospitlerror
Kerry Higuera và con trai Nathan (Ảnh: CNN)

Nhưng thật không may, quyết định này đã thay đổi cuộc đời cô theo chiều hướng tồi tệ hơn, theo đài CNN.

Khi cô vừa được đưa tới Trung tâm y tế Banner Thunderbird ở Glendale, Arizona (Mỹ), Kerry được y tá dẫn tới một căn phòng. Người ta nói cô ngồi đợi bác sỹ. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, một y tá khác thò đầu vào phòng và bảo Kerry rằng bác sỹ muốn cô chụp CT (chụp cắt lớp) vùng bụng. Kerry thắc mắc với cô y tá, nhưng rồi cũng phải làm theo, tin tưởng rằng bác sỹ của cô biết phải làm gì tốt cho cô.

Sau khi chụp CT, Kerry được cô y tá dẫn quay lại phòng chờ. Ngay sau đó, một bác sỹ cấp cứu, hai bác sỹ X-quang và một đại diện quản lý bệnh viện đến trao đổi với cô. Thấy một đám đông như thế. Kerry tin rằng tin buồn là cô đã sảy thai. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có sự nhầm lẫn. Theo nhóm bác sỹ, có hai cô Kerry tại bệnh viện trong đêm đó: Kerry Higuera và một Kerry nào đó nữa trẻ hơn cô, và cô Kerry kia mới cần chụp cắt lớp. Các bác sỹ lo sợ đến mức họ tìm đủ cách lấy lòng người bị chụp CT nhầm: tặng hoa, tặng phiếu ăn miễn phí trong nhà ăn bệnh viện.

Chưa có công trình nghiên cứu đáng kể nào về tác động của việc chụp cắt lớp đối với thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia nói một bào thai bị tác động của các loại sóng bức xạ, trong một số trường hợp, có thể dẫn tới các vấn đề về thể chất và sự phát triển trí não.

Sau đó, Kerry đã tiến hành các thủ tục để kiện bệnh viện. Con cô, bé Nathan, sau 15 tháng có dấu hiệu chậm lớn. Điều đáng nói là cô luôn cảm thấy day dứt vì đã quyết định đến phòng cấp cứu đêm ấy. Tuy nhiên, chuyện của Kerry Higuera không phải là cá biệt.

Các chuyên gia khuyên, để tránh nhầm lẫn, khi được yêu cầu làm điều gì đó, bạn cần nhắc lại rõ ràng: “Tên tôi là…, sinh ngày, và tôi đến đây để khám răng”. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng hãy nói câu này với mọi bác sỹ, y tá hay kỹ thuật viên chịu trách nhiệm chăm sóc bạn.
 

Đừng bỏ quên gạc trong bụng thẩm phán

Tờ Daily Mail của Anh từng khuyên các bác sỹ: nếu muốn phạm sai lầm khi phẫu thuật, đừng chọn lúc đang mổ cho một thẩm phán.

Một thẩm phán ở Florida (Mỹ) tên là Nelson Bailey đã phải chịu nhiều đau đớn khi một miếng gạc phẫu thuật dài hơn 30cm bị bỏ quên trong cơ thể ông trong khi phẫu thuật.

10-17-37_rticle-1311753-0b2c4fdd000005dc-885_468x657
Thẩm phán Bailey đã phải chịu nhiều đau đớn khi người ta bỏ quên gạc trong người ông (Ảnh: Daily Mail)

Vị thẩm phán này đến đăng ký phẫu thuật ở Trung tâm y tế Good Samaritan và sau cuộc phẫu thuật, cảm thấy rất đau đớn trong dạ dày và thậm chí còn đau hơn trước khi phẫu thuật.

Ông quay lại gặp các bác sỹ và được chụp cắt lớp nhiều lần. Nhưng lần nào các bác sỹ cũng bỏ qua dấu hiệu của miếng kim loại bằng thép gắn trên tấm gạc hiện mờ mờ trên phim chụp. Trong suốt 5 tháng, tấm gạc kích cỡ 30x30cm gây mưng mủ gần ruột và cuối cùng được phát hiện.

Judge Bailey nói ông bị sốc vì kích cỡ của thứ bị người ta bỏ quên trong bụng mình. “Tôi cứ nghĩ nó chỉ to bằng miếng lót tay trong nhà bếp. Tôi rất sốc”. Theo cơ chế tự vệ tự nhiên, cơ thể ngài thẩm phán đã tạo ra một vách ngăn xung quanh miếng băng gạc để chặn viêm nhiễm ra các vùng khác của cơ thể. Một phần ruột của người bệnh kém may mắn này bị thối và phải cắt bỏ. Thẩm phán 67 tuổi còn phải chịu một thảm họa khác khi những thứ thuốc do bệnh viện cung cấp dựa trên các chẩn đoán sai đã gần như khiến ông bị đau tim.

Bailey nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi biết tôi đang thực sự chết dần”.

Thuốc của bệnh viện đã khiến nhịp tim của Bailey tăng nhanh thay vì giảm huyết áp như mục đích ban đầu của các bác sỹ.

Một thẩm phán khác, bạn của nạn nhân, Peter Evans, nói bên giường người bệnh rằng ông không dám chắc bạn mình qua khỏi. “Thật đáng buồn là họ đã giết ông ấy hai lần”.

Nhưng rất may là Bailey cuối cùng đã bình phục. Ông không kiện bệnh viện vì hai bên đã tự thỏa thuận với nhau và các điều khoản được giữ kín.

Thế nhưng vì Bailey là một thẩm phán, chuyện rắc rối với pháp luật của bệnh viện chưa chấm dứt. Gần đây, ông đã thông tin cho hai bác sỹ ngành X-quang kiện bệnh viện nói trên vì những sai sót khi chụp phim nhiều lần mà không phát hiện ra vật thể lạ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm