| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực khắc phục xâm nhập mặn

Thứ Hai 28/05/2018 , 09:50 (GMT+7)

Chuẩn bị bước vào vụ HT, tình trạng mặn xâm nhập với nồng độ cao khiến hơn 1.000ha đất nông nghiệp ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt SX.

Các ngành chức năng của huyện đang nỗ lực tìm mọi biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho nông dân xuống giống đúng thời vụ.

Các trạm bơm ở Duy Xuyên tích cực hoạt động để cung cấp nước cho SX (Ảnh: LK)

Vụ HT năm nay, toàn huyện SX 3.650ha lúa, trong đó có đến 1.150ha đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mặn xâm nhập tại các xã Duy Phước, Duy Vinh và thị trấn Nam Phước. Diện tích này thuộc khu tưới của các trạm bơm Mỹ An, Xuyên Đông, trạm bơm 19/5, trạm bơm 2/9 thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Mặc dù vậy, năm nay mặn xâm nhập sớm lên thượng nguồn sông Thu Bồn khiến việc triển khai SX của người dân gặp nhiều khó khăn.

“Đến đầu tháng 5/2018 mặn đã lên tại cầu Câu Lâu bắc qua sông Thu Bồn với nồng độ đo được là 6 phần nghìn. Đây là nồng độ mặn cao nhất và xâm nhập sớm nhất từ trước tới nay. Thông thường như các năm trước đây thì phải đến đầu tháng 6 khu vực này mới nhiễm mặn nhưng cũng chỉ ở nồng độ từ 2 - 3 phần nghìn. Theo dự kiến thì huyện sẽ triển khai xuống giống từ ngày 20/5 và kết thúc vào ngày 5/6 nhưng với tình trạng này thì thời gian sẽ kéo dài trễ hơn”, ông Văn Bá Năm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Duy Xuyên cho biết.

Để đối phó với tình hình này, khắc phục hậu quả tối đa của việc mặn xâm nhập, Phòng Nông nghiệp huyện đã chỉ đạo xã Duy Phước, Duy Vinh, thị trấn Nam Phước khuyến khích bà con sử dụng loại giống trung và ngắn ngày. Ngoài ra, huyện đã kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam - đơn vị quản lý và vận hành trạm bơm Xuyên Đông (tưới 600ha lúa HT) tiến hành đắp đập bổi tại cầu Gò Nổi (Cầu Đen) để ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt...

“Hiện Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đang tiến hành đắp đập ngăn mặn tại Cầu Đen. Riêng trạm bơm 19/5 ở Duy Phước tưới 400ha tại xã Duy Phước và Duy Vinh đã được nâng cấp, xây mới cống ngăn mặn kiên cố và đưa vào sử dụng hiệu quả”, ông Năm thông tin.

Cũng theo ông Năm, nhiều giải pháp huyện thực hiện là như vậy nhưng với thời tiết diễn ra nắng hạn gay gắt đã hạn chế rất lớn đến nguồn nước ngọt để bơm. Ngành chức năng cũng nhận định có khả năng kéo dài thời vụ. Huyện kiên quyết chỉ đạo các địa phương bị ảnh hưởng xuống giống trung và ngắn ngày đảm bảo thu hoạch trước ngày 15/9.

Ông Trương Xuân Tý, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam cho biết: “Sau khi nắm thông tin về tình hình xâm nhập mặn ở địa phương, chúng tôi đã tiến hành đắp đập ngăn mặn và tìm phương pháp lách triều để các trạm bơm có thể hoạt động bơm nước ngọt cho nông dân SX. Có thể nói rằng, với các phương án đã thực hiện đều đạt hiệu quả, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho vụ HT”.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.