| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo tàu tốt, bạn xấu, ẩu đả chém nhau khi ra khơi... rất khó lường trên 'tàu 67'

Thứ Hai 03/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Trước xu thế phát triển tàu cá đánh bắt xa bờ, đi biển dài ngày thì việc thuyền trưởng, ngư dân đi biển cần giấy kiểm tra sức khỏe, trong đó có giám định sức khỏe tâm thần là điều cần thiết. 

Vì thực tế có rất nhiều vụ ngư dân tâm thần không ổn định đi biển, khi đi qua khu vực gần giàn khoan thì lao xuống bơi, hoặc đánh nhau nên ngư dân phải bắt trói chở vào bờ. Vụ việc đòi đốt tàu 67 ở Thừa Thiên- Huế là một trong nhiều vụ đáng lưu tâm.
 

Tàu tốt, bạn xấu

Lúc 9 giờ ngày 24/12/2017, tàu cá TTH 90333 TS, do ngư dân La Minh làm thuyền trưởng điều khiển rời cửa biển Thuận An huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế đi làm nghề lưới rê ở vùng khơi. Con tàu này được đóng theo Nghị định 67. Thiết kế tàu có chiều dài 24 mét, sàn tàu rộng 6,2 mét, máy mới của Nhật Bản có công suất 820 mã lực, tổng giá thành con tàu lên đến 11 tỷ đồng. Chiếc tàu lướt sóng và chạy băng băng như ca nô. Các ngư dân trên tàu cảm thấy “sướng” vì đây là một trong những con tàu lớn nhất nhì tại cửa biển.

Trong số 15 ngư dân đi trên tàu thì có một ngư dân là Nguyễn Văn Nghe (SN 1964) có vài biểu hiện khác thường như: ít ăn uống, mặt mũi lầm lì và đứng ngồi không yên. Khoảng 4 giờ chiều 26/12, giữa thuyền trưởng của ông Nghe nói qua lại việc xin gọi điện thoại vào đất liền, nhưng yêu cầu của ông Nghe không được đáp ứng, vì tàu ở tọa độ cách bờ 37 hải lý nên không thể điện thoại. Nếu ngư dân muốn điện thoại thì phải đăng ký trước số qua Tổng đài Duyên hải miền Trung để được nối máy và cuộc gọi bị tính giá rất cao.

Ngư dân Đặng Văn Xê, là nhân chứng cùng đi trên tàu khai, khi các ngư dân nhổ neo để ra kéo lưới thì ông Nghe từ dưới buồng lái đi lên, tay cầm theo một chiếc dao bầu và chửi thề: “Răng mấy thằng bây chạy mãi chừ chưa thấu chỗ”. Sau đó ông Nghe quay xuống dưới khoang và đập phá túi bụi mọi đồ đạc trong khoang. Ông Minh chủ tàu xuống can ngăn, sau đó ôm đầu chạy lên với vết thương la thất thanh là mình đã bị ông Nghe chém.

Ngư dân La Văn Thái, một nhân chứng trên tàu kể lại, hành động của ông Nghe quá manh động, sau khi chém người rồi thì tiếp tục chui xuống hầm tàu và đổ dầu để đốt luôn cho tàu chìm. Lúc đó tất cả các ngư dân đều ngồi trên miệng hầm và không ai dám xuống, vì sợ ông Nghe có hung khí và tuyên bố “thằng nào xuống hầm là tao chặt hết”. Ông Nghe tiếp tục chuyển sang bom dầu, đó là đổ dầu trong can ra khoang hầm và châm lửa đốt.

15-22-14_1_doi_tuong
Một trong 2 con dao mà ông Nghe gây án

Các ngư dân trên tàu la hét để khởi động máy tàu, chạy bơm nước để xịt xuống hầm dập tắt lửa. May mắn là từ hầm này sang khoang máy chính được ngăn cách bởi chiếc sạp gỗ. Sau 2 tiếng đồng hồ cố thủ dưới hầm, ông Nghe phóng lên và chém loạn xạ bằng một con dao nhỏ hơn. Ngư dân La Văn Nầm xông vào ôm ông Nghe và bị chém vào chân. Các ngư dân bắt trói ông Nghe rồi vội vã kéo giàn lưới bị đứt mất 20 tấm trước khi chạy vào bờ giao hung thủ cho Bộ đội biên phòng và đưa thuyền trưởng đi bệnh viện.

15-22-14_2_hm_tu
Hầm tàu ông Nghe cố thủ và ôm theo bom dầu để phóng hỏa

Nguyễn Văn Nghe (SN 1964), quê ở thị xã Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vợ chồng Nghe có tổng cộng 5 người, bản thân đối tượng này mù chữ. Ông nghe khai nhận bản thân mình với chủ tàu không có mâu thuẫn gì trước đó. Còn động cơ dẫn đến gây án thì ông Nghe trả lời rất mơ hồ.
 

Gây án rồi nhảy biển

Trong thời gian qua, nhiều vụ ngư dân gây án trên tàu đều dùng dao. Đồ nghề mang theo của mỗi ngư dân đi biển là chiếc túi đựng một con dao, chủ tàu cũng luôn dắt sẵn dao để cho bạn đi tàu cắt vá lưới rách. Dao dắt khắp nơi và khi những cái đầu nóng vì ngồi uống rượu trên tàu thì các ngư dân này đều lôi dao ra ẩu đả. Do không gian chật chội trên tàu, người bị hành hung không thể bỏ chạy nên xảy ra thương tích. Đáng chú ý là 2 vụ việc sau:

Vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 1/6/2016, tàu QB 9369 TS của ngư dân Quảng Bình hoạt động ở tọa độ 16 độ 53 N – 108 độ 00 E, trên tàu có 7 ngư dân. Sau khi tàu đánh lưới xong, 3 ngư Nguyễn Viết Thanh, SN 1969, Đặng Văn Trọng, SN 1978 và Lê Văn Báu (SN 1985) ngồi uống rượu. Rượu vào lời ra và phát sinh mâu thuẫn. Các ngư dân ẩu đả làm náo loạn trên tàu. Sẵn dao vá lưới bên cạnh, mỗi ngư dân đều cầm dao thủ thế và sẵn sàng lao vào đâm chém.

Ngư dân Nguyễn Viết Thanh đến can ngăn và bị ngư dân Lê Văn Báu xông vào đánh. Sẵn chiếc dao vá lưới gần đó, ông Thanh lấy thủ thế và đâm luôn vào bụng ngư dân Lê Văn Báu, làm nạn nhân ngã gục tại chỗ. Đến lúc thấy máu đổ loang trên tàu thì ma men trong người các ngư dân này mới tan và nhường cho sự hoảng sợ tột cùng. Cả tàu vang lên tiếng hò hét cho tàu chạy về phía cửa biển Thuận An để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Khi vào gần bờ, các ngư dân tiếp cận được tàu của Thanh tra Thủy sản Thừa Thiên Huế đang đi tuần nên đã cầu cứu tàu này chở nhanh nạn nhân vào bờ để chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế.

15-22-14_3_cu_muc_khoi
Ngư dân làm nghề câu mực khơi chịu áp lực rất lớn về tinh thần

Một vụ việc khác gây náo động trên biển xảy ra vào lúc 9 giờ ngày 30/7/2017 tàu cá QB 92643 TS của ngư dân tỉnh Quảng Bình đang hoạt động tại tọa độ 16 độ 57 phút vĩ độ bắc – 109 độ 42 phút kinh độ đông. Do phát sinh mâu thuẫn giữa ngư dân Phạm Văn Thiết (SN 1997) và Nguyễn Ngọc Đầu, SN 1991 (cùng trú tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), hai bên lời qua tiếng lại và anh Thiết đã rút dao trên tàu chém anh Đầu vào đầu. Anh Đầu giơ tay đỡ được cú chém oan nghiệt nên bị thương ở tay. Vụ việc ẩu đả trên tàu ngày càng trở nên kinh hoàng khi ngư dân Nguyễn Văn Long (SN 1997) là em trai của ngư dân Nguyễn Ngọc Đầu chạy đi tìm hung khí và nhảy vào tham gia.

Hai bên tiếp tục xô xát và ngư dân Phạm Văn Thiết đã bị ngư dân Nguyễn Văn Long dùng dao đâm vào lưng gây thương tích nặng. Cả con tàu gỗ loang đầu máu me. Ngư dân Nguyễn Văn Thân và cha của ngư dân Nguyễn Ngọc Đầu và Nguyễn Văn Long lao đến băng bó cho nạn nhân để tàu chạy vào cảng Đà Nẵng cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng nên ngư dân Phạm Văn Thiết đã tử vong.

Do lo sợ bị trả thù và tinh thần bấn loạn nên 2 ngư dân Nguyễn Ngọc Đầu và Nguyễn Văn Long đã nhảy xuống biển. Cả tàu tiếp tục một phen hỗn loạn. Tàu cá TTH 97679 TS của ngư dân Ngô Đức Tâm vớt được 2 ngư dân này và chở vào cửa biển Thuận An giao cho Bộ đội biên phòng.

Ở cửa biển Phước Tĩnh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều trường hợp ngư dân phi luôn xuống biển bơi và cả tàu phải quăng lưới vớt lên. Những năm trước đây, khi thiết bị nghe nhìn còn thiếu, các ngư dân đi trên tàu cá câu mực ở xã Bình Chánh huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi thỉnh thoảng lại có biểu hiện giống người tâm thần nên ngư dân phải chở vào đảo Trường Sa. Theo ngư dân, do chuyến biển kéo dài tới 3 tháng, các ngư dân trẻ quá căng thẳng nên giống người phát bệnh tâm thần.

 

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.