| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Ấn Độ không chùn bước, vẫn bao vây thủ đô Delhi

Thứ Tư 13/01/2021 , 19:38 (GMT+7)

45 ngày trôi qua và 8 vòng đàm phán với chính quyền kết thúc, nông dân Ấn Độ vẫn không chấp nhận nhượng bộ.

3 đạo luật nông trại theo hướng thị trường, được thiết kế để nới lỏng các quy định xoay quanh việc mua bán, định giá và lưu trữ nông sản, nhưng bị nông dân phản đối, dẫn đến một chuỗi các cuộc biểu tình toàn quốc hơn 1 tháng qua. Họ vẫn đang bám trụ ở thủ đô Delhi, như tuyên bố thì đến chừng nào các luật được rút lại.

Thủ tướng Narendra Modi cùng đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền của ông dường như đã có đánh giá không đúng mức tác động của các đạo luật đến công chúng và tâm trạng của họ, đặc biệt tại các bang chịu tác động mạnh như Punjab hay Haryana.

Giờ người ta đặt câu hỏi, liệu chính phủ đã tin rằng các luật sẽ không dẫn đến sự xói mòn niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng(?).

Ông Modi xây dựng sự khả tín của mình dựa trên tài khéo léo vận động và các cuộc đàm phán luôn có lợi, sự cộng hưởng chu toàn với quan điểm lắng nghe dư luận từ đảng của ông. Nhưng có lẽ ông đã “bước sai chân” từ khi bắt đầu nổ ra các cuộc biểu tình.

Bang Punjab gửi đi tín hiệu ngay cả trước khi luật được Quốc hội thông qua hồi tháng 9 năm ngoái, nhưng chính quyền đã không lắng nghe. Giờ, người ta xếp cuộc biểu tình ở Ấn Độ vào nhóm lớn nhất thế giới.

Một lý do được viện ra, rằng chính quyền của ông Modi chưa từng đối mặt một cuộc biểu tình quy mô như đang diễn ra.

Hồi năm 2015, cộng đồng người Patel ở bang Gujarat yêu cầu chính phủ phải phân chia tỷ lệ vị trí việc làm trong hệ thống công quyền. Cuộc biểu tình kéo dai dẳng 4 năm buộc chính phủ phải nhượng bộ.

Tháng 3 năm ngoái, phụ nữ Hồi giáo tập trung ở một khu ngoại ô thủ đô biểu tình 1 tháng liền phản đối Đạo luật Công dân sửa đổi (CAA) nhưng bị dẹp với lý do dịch Covid đang lây lan. Cả 2 trường hợp làm ví dụ nêu trên đều không có quy mô và mức độ căng thẳng như cuộc biểu tình của nông dân đang diễn ra.

“Tôi không tin ông Modi đánh giá sai tình hình, nhưng dẫn đến như hiện nay là sự tự tin thái quá lúc đầu”, giáo sư về quyền dân sự Parminder Singh nhận định.

Thứ hai, những cuộc biểu tình này khác với những gì từng xảy ra trong lịch sử Ấn Độ. Thời thuộc địa, nổi dậy của nông dân chống lại những kẻ cai trị khai thác họ quá mức thường dẫn đến bạo lực.

Sau khi độc lập năm 1947, nông dân hay biểu tình phản đối giá nông sản lao dốc, nợ nần, cảnh túng quẫn. Lần này, là diễn biến khác và có mức độ gắn kết khiến các nhà quan sát phải kinh ngạc. Khoảng 40 liên đoàn nông dân, quy tụ hơn nửa triệu người, lôi kéo được cả các nhóm xã hội dân sự và không thay đổi mục tiêu trong hơn 1 tháng liên tục.

Đợt biểu tình lần này khởi nguồn từ bang Punjab, một trung tâm nông nghiệp thịnh vượng của Ấn Độ. Punjab cùng với bang sát cạnh Haryana thu được lợi nhiều nhất từ các chính sách nông nghiệp của liên bang.

85% nông dân Ấn Độ chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ, số ít quy mô vừa. 68% nông dân sở hữu chưa đầy 1ha đất với tổng diện tích chỉ khoảng 47% diện tích canh tác toàn Ấn Độ. Theo khảo sát kinh tế năm 2016, thu nhập trung bình năm của nông dân ở hơn một nửa số bang của Ấn Độ là 20.000 rupee, tương đương 270 USD.

Giờ thì nông dân từ cả hai bang đang thất vọng vì thu nhập bị giảm và thất thường. Họ có thêm lo ngại là 3 đạo luật cho phép sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào toàn hệ thống phân phối sẽ ảnh hưởng đến tương lai.

Chỉ từ các lý do đó, người biểu tình giờ còn lo lắng về tình trạng diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp, sản lượng nông nghiệp giảm, giá nông sản bấp bênh và xu hướng tập trung hóa hoạch định chính sách nông nghiệp, lĩnh vực quan trọng vốn lâu nay do các bang nắm giữ.

“Cuộc biểu tình không chỉ là nơi thể hiện sự bất bình, nó còn là sự thể hiện sự thiếu niềm tin và chính phủ”, giáo sư chính trị học Pratap Bhanu Mehta từ Đại học Ashoka nhận xét.

Nông dân Ấn Độ giờ có mối quan hệ sâu với khu vực thành thị. Nhiều người có con cái, họ hàng đang ở trong quân đội, cảnh sát, nói tiếng Anh, sử dụng mạng xã hội, thậm chí là làm việc hay sinh sống tại nước ngoài.

Đó là căn cứ để giải thích được rằng các địa điểm biểu tình được tổ chức bài bản, ngoài hiện trường có có mạng lưới chăm sóc y tế, cấp cứu, bếp ăn, nhà nghỉ lưu động, thư viện và cả một tờ báo riêng.

“Phong trào nông dân này nói ngôn ngữ của tầng lớp trung lưu Ấn Độ”, sử gia Mahesh Rangarajan nhận xét có tính ca ngợi.

Đây không phải là cuộc biểu tình thông thường, chẳng hạn như giá nông sản giảm hay hạn hán. Điều trớ trêu là nó lại lại hệ quả từ thành công của ngành nông nghiệp mà chính sách điều chỉnh lại không sát thực tế và điều chỉnh kịp thời.

Lại lấy ví dụ ở bang Punjab, nơi nông dân hưởng lợi ích lớn nhất nhờ chính sách giá đảm bảo của chính phủ về lúa mì và gạo cũng như hệ thống phân phối có sự điều tiết của chính quyền. Thành công đã dẫn đến sự thừa ứ trong dự trữ, thu nhập vì thế giảm và nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Chính sách đã không theo kịp để điều tiết cân bằng các yếu tố này giúp Punjab chuyển đổi từ nơi nông nghiệp sung túc thành một nền nông nghiệp công nghiệp hóa và bền vững, như giáo sư Mehta nhìn nhận.

3 luật cải cách muốn gì?

- Nới lỏng các quy tắc về mua bán, định giá, lưu trữ nông sản. Các quy tắc này trước đó đã bảo vệ nông dân trước thách thức thị trường tự do.

- Cho phép doanh nghiệp tư nhân tự do dự trữ nông sản để bán trong tương lai. Trước đây chỉ doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp được ủy quyền thực hiện.

- Doanh nghiệp tư nhân (bên mua) có quyền yêu cầu nông dân điều chỉnh sản xuất phù hợp với kế hoạch kinh doanh.

- Nông dân được phép bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp tư nhân hoặc hệ thống phân phối tư nhân (thương lái). Trước đây, nông sản chỉ được bán đến các địa chỉ nhà nước kiểm soát hoặc được ủy quyền (chợ đầu mối, Ấn Độ có khoảng 7.000 chợ đầu mối) và nhận được giá sàn đảm bảo.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất