| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Cù Lao Dung sinh kế bền vững dưới tán rừng ngập mặn

Thứ Ba 01/11/2022 , 10:01 (GMT+7)

Nông dân Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã dần thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu khắc nghiệt, chuyển đổi cơ cấu sản xuất linh hoạt, phù hợp dưới tán rừng ngập mặn.

Empty

Nông dân Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã dần thích ứng với điều kiện BĐKH khắc nghiệt, chuyển đổi cơ cấu sản xuất linh hoạt, phù hợp dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: Trọng Linh.

Từ năm 2019 với sự hỗ trợ của Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL), địa phương này được triển khai thực hiện tiểu dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng BĐKH vùng Cù Lao Dung (gọi tắt là TDA 7) với mức đầu tư 942 tỉ đồng. Dự án bao gồm các hạng mục nâng cấp đê biển, xây dựng mới 2 tuyến đê Cồn Tròn và Bến Bạ, cải tạo xây dựng mới hệ thống điện. Đặc biệt là các mô hình sinh kế khai thác giá trị từ tự nhiên. Với sự hỗ trợ từ TDA 7, vài năm trở lại đây bà con nông dân trong huyện Cù Lao Dung bắt đầu thực hiện chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang trồng cây ăn trái để có nguồn thu nhập ổn định hơn.

Anh Lâm Hoàng Linh, nông dân ấp An Bình, xã An Thanh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nằm trong số những hộ dân nhận được hỗ trợ về cây giống để chuyển đổi sinh kế bền vững từ cây mía cho thu nhập thấp.

Empty

Mô hình nuôi ốc len dướ tán rừng. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Linh chia sẻ, mía không chỉ là cây trồng truyền thống gắn bó lâu năm với gia đình anh mà cả bà xứ Cù Lao Dung. Vài năm trở lại đây, giá mía không ổn định, thu nhập của gia đình cũng trở nên bấp bênh hơn. Ngoài hỗ trợ mô hình trồng cây ăn trái chịu hạn, mặn, TDA 7 cũng khai thác giá trị từ vùng rừng ngập mặn phòng hộ của địa phương để giúp bà con nông dân Cù Lao Dung tăng thêm thu nhập.

Tại xã An Thạnh Nam và xã An Thạnh 3 có hơn 1.600 ha rừng ngập mặn phòng hộ do lực lượng kiểm lâm địa phương quản lý. TDA 7 đã xây dựng các mô hình sinh kế nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Mỗi hộ dân khi tham gia sẽ được giao quản lý và khai thác 2.000 m2 diện tích rừng. Đồng thời được hỗ trợ con giống gồm vọp và ốc len để thả nuôi. Cụ thể, mỗi hộ tham gia sẽ được hỗ trợ 70% chi phí con giống bao gồm 840kg vọp và ốc len 161 kg. Từ đây, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 được thành lập để duy trì và phát triển mô hình sinh kế bền vững này.

Empty

Mô hình nuôi tôm thẻ chứng nhận VietGap. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Trần Văn Mới, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng cho biết: Vọp nuôi từ 12-18 tháng sẽ thu hoạch. Hiện nay, giá vọp ở mức từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, ốc len dao động theo thời điểm lên đến 80.000 – 100.000 đồng/kg. Bà con nuôi vừa nhàn rỗi, đỡ chi phí thức ăn vì tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên. Rủng rỉnh mỗi tháng bỏ túi thêm vài triệu đồng. Từ ngày thành lập tổ hợp tác tham gia mô hình này, người dân sống cũng được bởi vì bảo vệ rừng vừa nuôi dưới tán rừng cũng phát triển, dân cũng ổn định, có cuộc sống sinh kế bền vững.

Bà Lương Thị Diễm Trang, Tư vấn cá nhân hỗ trợ các hoạt động sinh kế TDA 7 tỉnh Sóc Trăng, cũng được xem là người gắn bó với bà con nông dân Cù Lao Dung trong suốt quá trình triển khai dự án. Bà Trang cho rằng thay đổi rõ ràng nhất của địa phương khi TDA 7 đến với vùng đó là nhận thức và hành vi của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện tăng lên đáng kể, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Empty

TDA 7 làm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị kinh kế và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Thông qua những mô hình sinh kế bền vững, thu nhập của người dân cũng tăng lên rõ rệt. Nếu như trước đây, nông dân vùng đất Cù Lao Dung độc canh cây mía, hiện nay khi thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái chịu hạn mặn.

Bà Lương Thị Diễm Trang, Tư vấn cá nhân hỗ trợ các hoạt động sinh kế TDA 7 tỉnh Sóc Trăng, đánh giá: “Đối với TDA 7 với mục đích làm sao để giúp cho người dân có được sinh kế bền vững trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với TDA 7 tỉnh thực hiện 7 hoạt động sinh kế chia vùng đất Cù Lao Dung ra 2 phân vùng, một phân vùng làm sao áp dụng phương pháp bảo vệ diện tích rừng ngập mặn bên trong là mình áp dụng các biện pháp canh tác tốt như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...