| Hotline: 0983.970.780

Phát triển mô hình sinh kế bền vững vùng Nam Cà Mau

Thứ Bảy 08/10/2022 , 09:50 (GMT+7)

Cà Mau Cà Mau có tổng diện tích 35.000 ha rừng ngập mặn, tập trung ở huyện Năm Căn và Ngọc Hiển là môi trường lý tưởng để thả nuôi các loài thủy sản.

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng mang lại hiệu quả sinh kế bền vững ở Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng mang lại hiệu quả sinh kế bền vững ở Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích 35.000 ha rừng ngập mặn tập trung nhiều ở hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Phát huy lợi thế sẵn của điều kiện tự nhiên những năm qua người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản phía Nam tỉnh Cà Mau phát triển rất mạnh mô hình nuôi tôm dưới tán rừng. Dưới tán rừng đước bà con kết hợp hài hoà giữa trồng rừng với nuôi tôm và cua.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, với loại hình tôm sinh thái vừa qua nhiều doanh nghiệp cùng với chủ rừng và người dân đã triển khai dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị tôm – rừng. Khi người dân tham gia chuỗi liên kết được doanh nghiệp hỗ trợ giống chất lượng cao và dịch vụ môi trường rừng nên thu nhập của bà con được nâng lên đáng kể.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đánh giá: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD- ICRSL) đã triển khai “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau” (gọi tắt là TDA 8). Người dân nuôi tôm trong môi trường rừng ngập mặn ở Cà Mau đạt hiệu quả rất khả quan.

Qua theo dõi đánh giá, mỗi héc-ta lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng/năm tập trung ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Qua dự án này cho thấy việc sản xuất của người dân thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng tốt hơn. Người dân sinh sống ở đây có điều kiện phát triển các mô hình sinh kế cuộc sống ổn định hơn.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi tôm - rừng của tỉnh Cà Mau đạt khoảng hơn 80.000 ha. Trong đó, các tổ chức đã chứng nhận cho hơn 19.000 ha tôm - rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế như Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…

Hiện nay tổng diện tích nuôi tôm - rừng của tỉnh Cà Mau khoảng hơn 80.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay tổng diện tích nuôi tôm - rừng của tỉnh Cà Mau khoảng hơn 80.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Đoàn Thiện Tính (ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là một trong số 30 hộ dân được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trên địa bàn chia sẻ: Khó khăn lớn nhất trong nuôi tôm rừng là nguồn nước nên đôi khi cũng xảy ra dịch bệnh trong ao nuôi. Từ khi tham gia mô hình nuôi tôm rừng với sự hỗ trợ từ TDA 8 được tập huấn kỹ thuật, phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học giúp việc nuôi tôm thuận lợi hơn.

“Trước kia tôi nuôi tôm quảng canh cải tiến, sau này nuôi quảng canh cải tiến kỹ thuật cao có sử dụng các chế phẩm sinh học. Từ khi tham gia dự án làm đạt hiệu quả cao hơn so với các năm trước. Con tôm bán ra giá cao hơn thị trường từ 5.000-10.000 đồng/kg. Tham gia dự án có nhiều doanh nghiệp đến hướng dẫn và bao tiêu sản phẩm nên rất yên tâm”, anh Tính nói.

Anh Hồ Hoàng Nam, cán bộ khuyến nông xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cho biết: Toàn xã Tân Ân Tây hiện có hơn 3.300 ha tôm rừng với 1.500 hộ tham gia. Việc TDA 8 triển khai dự án trên địa bàn xã góp phần đáng kể vào việc thay đổi tập quán sản xuất của bà con nông dân từ canh tác truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Phát huy nguồn lực hỗ trợ từ Dự án MD- ICRSL, tỉnh Cà Mau đang tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi tôm - rừng có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời, khuyến khích người nuôi áp dụng các quy trình kỹ thuật mới thân thiện môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái đầu tư vốn, kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế để được chứng nhận.

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD- ICRSL) bao gồm 5 hợp phần với 16 tiểu dự án. Trong đó có 6 tiểu dự án về nâng cao khả năng quan trắc, dự báo, phân tích cơ sở dữ liệu và 10 tiểu dự án tập trung cho việc đầu tư hạ tầng, phát triển sinh kế cho các vùng được lựa chọn. Dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2022.

Xem thêm
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Agri Vietnam 2024

TP.HCM Hơn 100 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu, trưng bày máy móc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp tại Agri Vietnam 2024.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được trao giải 'Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á'

Sau Giải thưởng Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024, Tổng Giám đốc GrowMax Group Mai Văn Hoàng tiếp tục được vinh danh là ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á’.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm