| Hotline: 0983.970.780

Nông dân làm du lịch sinh thái

Thứ Sáu 30/12/2011 , 09:57 (GMT+7)

Vườn sinh thái Bảy Thìn hiện nay không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn một lượng lớn du khách là người nước ngoài...

Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân VN trao tặng cho ông Bảy Thìn năm 2002

Đến khu vườn sinh thái Bảy Thìn trong dãy Ngũ Hồ Sơn (núi dài năm giếng) thuộc ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên (An Giang), mọi người đều bị lôi cuốn bởi bầu không khí trong lành và sự mến khách của đại gia đình làm du lịch nơi đây.

Từ một sự tình cờ

Chủ nhân của khu vườn này là một nông dân với nhiều năm liền được Trung ương Hội Nông dân tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Mặc dù, ông Bảy đã về cõi vĩnh hằng cách nay 2 năm nhưng gia tài vô giá mà ông để lại cho con cháu là một vườn cây ăn trái xanh mướt trên diện tích hơn 3 ha.

20 năm trước, khi tỉnh An Giang có chương trình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái, ông Bảy khăn gói bỏ nhà lên rừng mua 1 ha đất hoang. Biết bao trở ngại, nguy hiểm, nhưng rồi cả một vùng đồi hoang sơ biến thành những luống rẫy, vườn cây. "Lấy ngắn nuôi dài”, trên mỗi luống rẫy ông Bảy trồng ổi ruột đỏ không hạt. Mỗi năm gia đình ông Bảy thu lợi nhuận cả 100 triệu đồng từ bán ổi trái.

Ông Bảy còn đem gà ta lên vùng đồi này thả nuôi. Gà ta thả nuôi trong vườn cũng lớn nhanh như thổi vì có nguồn thức ăn dồi dào như các loại côn trùng trú ngụ trong đất hoặc mối rừng nhiều vô số kể. Trong khoảng thời gian này, đã có rất nhiều đoàn đến tham quan mô hình trồng ổi không hạt lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Bảy Núi. “Tiện thể cha tui bắt gà ra làm thịt nấu cháo đãi khách. Mấy ổng ăn vô khen ngon và đề nghị lần sau phải được tính tiền gà chứ ăn không hoài cũng ngại. Vậy là sau mỗi lần đến tham quan, mấy ổng đòi ăn gà nấu cháo tại vườn rồi nhâm nhi thêm vài ly rượu để trao đổi thêm về kinh nghiệm làm vườn”, anh Hứa Hoàng Nam, con ông Bảy, tâm sự.

Cũng theo anh Nam, cơ duyên để gia đình anh hướng đến làm vườn sinh thái kể từ đó. Tiếng lành đồn xa, không chỉ có nông dân quen thuộc mà cả những thương lái và người dân đến mua ổi ngày nào, giờ cũng đòi ăn cho bằng được món cháo gà. Ban đầu do đường sá đi lại còn khó khăn, số lượng người đến chưa nhiều và khách phải chịu khó trải chiếu ngồi bệt dưới bóng mát ăn cháo và thưởng thức trái cây. Ba năm trở lại đây, khi con lộ 6 được xây dựng và đi ngang qua khu vực này thì lượng khách đến đây ngày một thêm đông.

Mặc dù vườn sinh thái Bảy Thìn nằm lọt thỏm giữa vùng rừng núi bao bọc nhưng điều làm du khách cảm thấy thích thú chính là một khoảng không gian thoáng đãng và sạch sẽ. Khách đến đây có thể vào tận bếp lựa chọn con gà nào ưng ý nhất để yêu cầu gia chủ cắt cổ làm thịt với những món ăn hấp dẫn như: gà nấu cháo, gà xào lăn, gà hấp lá trúc… Ngoài ra, du khách có thể chọn các món ngon khác được chế biến từ thỏ tươi như thỏ quay, thỏ nướng sa tế, thỏ nướng chao hoặc có thể xào lăn hay xào sả ớt… Theo đó, các món ăn chế biến từ thịt gà sẽ được tính với giá trọn gói là 160.000 đồng/kg (bao gồm gỏi ăn kèm và cháo). Riêng về thịt thỏ, dù chế biến ra các món ăn gì thì cũng chỉ được tính với giá 100.000 đồng/kg. Sau khi chọn được các món ăn ưng ý, khách có thể ngồi vào bàn ăn trong các tum lợp lá dưới những tán cây để thư giãn và thưởng thức những món ngon mang hương vị đặc trưng xứ núi. Ngoài ra, nếu du khách đến vào dịp vườn cây trĩu trái sẽ thỏa sức hái ăn mà không phải tính thêm tiền. 

Khách ngồi ăn trong các chòi (tum) rất thoải mái dưới những tán cây

Đậm nét thôn quê

Vườn sinh thái Bảy Thìn hiện nay không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà còn một lượng lớn khách là người nước ngoài đến từ các nước như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Campuchia… Ngoài phục vụ ăn uống và nghỉ ngơi, khách còn được thưởng thức bầu không khí rất Nam bộ với những tiết mục đờn ca tài tử nếu khách có nhu cầu.

Hiện tại vườn sinh thái Bảy Thìn phục vụ khách theo hình thức cây nhà lá vườn với giá cả phải chăng và cung cách phục vụ đều mang đậm nét thôn quê. Theo anh Nam, nhờ có đội quân hùng hậu từ khâu nấu nướng cho đến nhân viên chạy bàn đều là người nhà nên tiết kiệm chi phí và đảm bảo giá bán cũng nới hơn các nơi khác. Nhờ các món ăn ở đây luôn đảm bảo tươi sống và nới giá nên vào dịp cuối tuần hay những ngày lễ, Tết, khách về đây ăn uống tấp nập. Lúc cao điểm, có đến hàng trăm khách ngồi chặt kín cả các tum, số khác đành trải chiếu ngồi dưới các gốc cây ăn uống nhưng cũng rất vui.

Lợi thế của khu vườn sinh thái Bảy Thìn là nằm gần Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm. Đây là hai điểm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan thưởng ngoạn và mua sắm (năm 2011 là 4,6 triệu lượt khách). Anh Nam cho biết, với lợi thế này, trong tương lai không xa, gia đình anh sẽ mở rộng khu vườn bằng cách cất thêm nhiều chòi tum, đầu tư hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện làm dịch vụ giải trí như xây phòng Karaoke. Xa hơn nữa, có thể mở phòng trọ để giữ chân khách qua đêm.

Mặc dù chưa thể khẳng định chắc chắn rằng vườn sinh thái Bảy Thìn sẽ còn phát triển đến đâu. Tuy nhiên, nhìn lượng khách đến đây mỗi ngày thêm đông cũng đủ để gia đình anh Nam yên tâm đầu tư mở rộng mô hình. “Để thực hiện di nguyện của cha tui lúc sinh thời, toàn bộ lợi nhuận thu được chỉ dùng cho việc cải tạo và mở rộng thêm sân vườn. Làm sao để khách đến đây vui chơi, ăn uống cảm thấy thoải mái hơn”, anh Nam chia sẻ.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm