| Hotline: 0983.970.780

Nông dân mòn mỏi chờ hỗ trợ từ dự án đường Tây Thăng Long

Thứ Ba 06/04/2021 , 09:12 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, phản ánh việc không được nhận hỗ trợ, chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất nông nghiệp để làm đường Tây Thăng Long.

Ông Nguyễn Văn Định, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, bên cạnh khu đất đã từng là ruộng rau, nay trở thành đường Tây Thăng Long. Ảnh: Văn Việt. 

Ông Nguyễn Văn Định, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, bên cạnh khu đất đã từng là ruộng rau, nay trở thành đường Tây Thăng Long. Ảnh: Văn Việt. 

Ông Nguyễn Văn Định, ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cho biết gia đình ông hoàn toàn đồng ý với việc Nhà nước thu hồi đất làm đường Tây Thăng Long. Tuy nhiên, ông Định nói “vô cùng bức xúc” vì bị thu hồi 443m2 đất ruộng trồng rau muống, song lại không được nhận hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Ông Định cho biết, ban đầu cán bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm thuyết phục vận động bàn giao sớm diện tích đất cho dự án làm đường Tây Thăng Long. Vị cán bộ tên N. nói gia đình ông Định sẽ được nhận khoản hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 5 lần giá đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, tại Quyết định số 2000 ngày 12/05/2020 của UBND quận Bắc Từ Liêm phê duyệt, gia đình ông Nguyễn Văn Định chỉ được bồi thường về đất và hỗ trợ cây trồng mà không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp. Gia đình ông Định đã nhiều lần đối thoại với UBND phường Cổ Nhuế và UBND quận Bắc Từ Liêm, song không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

“Gia đình tôi chưa đồng tình với phương án đền bù hỗ trợ thì các đơn vị thi công đã tự ý thi công trên đất của gia đình. Tại các cuộc đối thoại, tôi đề nghị cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm là chị Ngọc Anh phải thực hiện lời hứa với chúng tôi là sẽ được nhận bằng 5 lần giá đất nông nghiệp”.

Ông Định tỏ ra bức xúc vì Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm “viện ra nhiều lý do trì hoãn, không trả lời công dân bằng văn bản”.

Cũng ở hoàn cảnh tương tự ông Định, gia đình ông Hoàng Văn Tuấn đã được được nhận hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng 5 lần giá đất nông nghiệp. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tuấn cho biết ông không nắm được lý do, song đề nghị cần chi trả công bằng với nông dân tại phường Cổ Nhuế 2. Ông Tuấn cho biết đa số nông dân như ông và ông Định không có lương hưu, sống nhờ vào trồng rau, hoặc làm thuê ở xưởng may. Song hiện tại cả ông Tuấn, ông Định đều ngoài 60 tuổi, không xưởng may nào nhận.

Ông Nguyễn Văn Định cùng trò chuyện với một hộ nông dân khác về việc chưa nhận được đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề. Ảnh: Văn Việt. 

Ông Nguyễn Văn Định cùng trò chuyện với một hộ nông dân khác về việc chưa nhận được đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề. Ảnh: Văn Việt. 

Các đơn vị thi công đường Tây Thăng Long còn bị tố tiến hành xây dựng trên diện tích đất của một số hộ dân chưa được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ông Nguyễn Văn Đức, ở phường Cổ Nhuế 2, cho biết: “Đơn vị thi công tự ý xúc đất, san ủi ban đêm. Sáng hôm sau tôi phát hiện và cho yêu cầu họ dừng thi công, và không được đổ gạch đá vụn lên đất của tôi nữa. Bởi vì nhà tôi có gần 7.000m2 đất bị thu hồi nhưng chưa được UBND quận Bắc Từ Liêm phê duyệt phương án bồi thường đền bù”.

Dự án xây dựng tuyến Tây Thăng Long (Hà Nội), đoạn từ Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng đã khởi công ngày 15/12/2019, có chiều dài 3,3km với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ liêm làm chủ đầu tư. Trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2 có 720 hộ dân nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, trong đó 180 hộ đất nông nghiệp, 540 hộ đất ở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.