| Hotline: 0983.970.780

Nông dân muốn có lãi cần bắt tay với doanh nghiệp

Thứ Bảy 18/02/2023 , 09:25 (GMT+7)

Cần Thơ Ngày 17/2, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với Hội nông dân TP Cần Thơ tổ chức hội thảo liên kết tiêu thụ chuỗi ngành hàng lúa gạo và rau màu.

Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại TP Cần Thơ đã đem lại hiệu quả to lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại TP Cần Thơ đã đem lại hiệu quả to lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo

Ðể nâng cao hiệu quả trồng lúa và giúp đầu ra sản phẩm ổn định, TP Cần Thơ cùng nhiều địa phương vùng ÐBSCL đã khuyến khích, hỗ trợ nông dân liên kết với nhau và với doanh nghiệp xây dựng, phát triển cánh đồng lớn và các  mô hình cánh đồng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Ðồng thời, tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất và khả năng liên kết, hợp tác giữa các tổ chức nông dân HTX, Tổ hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.

Nhiều năm qua việc thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại TP Cần Thơ đã đem lại hiệu quả to lớn. Đó là chất lượng và giá trị lúa gạo đã từng bước được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, lúa gạo được sản xuất trong mô hình liên kết thường không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. TP Cần Thơ bình quân mỗi vụ lúa sản xuất gần 80 nghìn ha, riêng trong đó mô hình xây dựng cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đang rất thuận lợi bởi giúp đầu ra ổn định cho nông dân có lãi cao hơn so với mô hình canh tác bình thường.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay, trong vụ đông xuân 2022-2023 tiếp tục hình thành và mở rộng 140 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích gần 36.000 ha, cao hơn 2.522 ha so với vụ đông xuân 2021-2022. Có 40% diện tích nông dân tham gia thực hiện cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg đối với lúa hàng hóa và 500-700 đồng/kg đối với lúa giống.

Các HTX liên kết với Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HTX Tân Mỹ Phát, HTX An Phú) và HTX Toàn Phát liên kết Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH TM Tân Thành, các cơ sở kinh doanh giống tại Thốt Nốt (Cơ sở kinh doanh lúa giống Bá Khem, Năm Tổng, Hai Le, Hai Liêm, 4 Được) và các thương lái tại các quận/huyện bao tiêu các sản phẩm. Còn tại xã Thạnh Phú và xã Thới Hưng huyện Cờ Đỏ với diện tích thực hiện 6.491 ha, do Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ thực hiện bao tiêu 5.300 ha và Công ty Nông trường sông Hậu thực hiện bao tiêu 1.200 ha.

Hiện nay, trong vụ đông xuân 2022-2023 tiếp tục hình thành và mở rộng 140 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích gần 36.000 ha, cao hơn 2.522 ha so với vụ đông xuân 2021-2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, trong vụ đông xuân 2022-2023 tiếp tục hình thành và mở rộng 140 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích gần 36.000 ha, cao hơn 2.522 ha so với vụ đông xuân 2021-2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Hiếu, còn việc liên kết tiêu thụ thông qua HTX, Tổ hợp tác từ năm 2011, trên lúa bắt đầu hình thành các tổ nhóm để liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp và đã phát triển đến nay. Hiện nay có 38 HTX, Tổ hợp tác với tổng diện tích 2.681 ha có nhu cầu liên kết tiêu thụ tại quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai. Ngoài ra, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ hỗ trợ cho 10 HTX trồng lúa tại 2 huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh với tổng diện tích gần 500 ha với 199 hộ sản xuất lúa theo hướng VietGAP và GlobalGAP.

Về rau màu, ngành nông nghiệp đã vận động nông dân thực hiện sản xuất các vùng chuyên canh, quy trình sản xuất xuất theo hướng VietGAP nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững và tạo được thương hiệu riêng để dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu thụ. Từ việc sản xuất vùng chuyên canh đã giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Đã xây dựng và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm cho các HTX, Tổ hợp tác, cơ sở sản xuất rau an toàn và mở rộng vùng sản xuất rau với diện tích 229 ha sản xuất tập trung với sản lượng dự kiến hàng năm 28.390 tấn tập trung với nhiều loại rau màu khác nhau.

Hiện, có 17 HTX, Tổ hợp tác tại quận Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy và huyện Phong Điền cũng có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm rau màu với doanh nghiệp với tổng diện tích 159 ha.

Sản xuất theo hướng phát triển bền vững cả doanh nghiệp và nông dân

Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo do Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2010 là phương thức sản xuất theo hướng phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và nông dân. Hiện nay, nông dân sản xuất lúa gạo trên địa bàn TP Cần Thơ khá thuận lợi vì đã có nhiều doanh nghiệp đứng ra liên kết với nông dân và HTX để cung cấp đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra. Đặc biệt trong vụ lúa đông xuân 2022-2023 nông dân thắng lợi kép, cả về sản lượng và giá bán khá cao so với cùng kỳ.

Ở vụ lúa này có các doanh nghiệp đứng ra liên kết với HTX và nông dân để tiêu thụ như: DNTN Hiếu Nhân, DNTN Trung Thạnh, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty TNHH Nông sản Vinacam Cờ Đỏ, Công ty Nông trường sông Hậu, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, DNTN Thắng Lợi 2, Công ty Hoàng Minh Nhật, Cty Cổ phần Lộc Anh… với hình thức thu mua cao hơn giá thị trường từ 100-150 đồng/kg. 

Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Minh Nhật ở huyện Thới Lai nhận định: Nhiều năm nay Công ty triển khai mô hình liên kết sản xuất lúa gạo trong cánh đồng lớn ở các tỉnh ĐBSCL đều đem lại kết quả cao. Trước mắt nông dân được Công ty đặt hàng sản xuất có ký kết hợp đồng, hỗ trợ kỹ thuật và VTNN đầu vào và bao tiêu đầu ra, lợi nhuận thu được từ việc thực hiện cánh đồng lớn cao hơn ngoài mô hình 2-2,8 triệu đồng, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên giá thành sản xuất giảm so với nông dân ngoài từ 180-300 đồng/kg. Chính vì vậy nông dân yên tâm sản xuất chú trọng về chất lượng giúp việc xuất khẩu của Công ty khá thuận lợi sang các thị trường như châu Á, châu Phi và Mỹ… Bình quân mỗi năm Công ty xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo, chỉ đáp ứng khoảng 20% cánh đồng lớn ở ĐBSCL.

Bà Trần Thị Thiên Thư, Phó Chủ tịch Hội nông dân TP Cần Thơ cho biết: Để nông sản TP Cần Thơ bước đi trên con đường bền vững, chính vì vậy chính quyền và nông dân ở các địa phương đều muốn có nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản, từ đó để giúp nông dân có thu nhập cao, ổn định.

Hiện nay có 17 HTX, Tổ hợp tác tại quận Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy và huyện Phong Điền có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm rau màu với doanh nghiệp với tổng diện tích 159 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay có 17 HTX, Tổ hợp tác tại quận Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy và huyện Phong Điền có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm rau màu với doanh nghiệp với tổng diện tích 159 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian qua có một điều đáng mừng đa số các doanh nghiệp cũng muốn mở rộng phát triển mô hình liên kết để chủ động nguồn hàng chất lượng cao cung cấp cho thị trường một cách bền vững. Sản xuất lúa gạo và rau màu mà có sự liên kết giữa 4 nhà là tốt nhất, nhưng quan trọng nhất vẫn sự liên kết bền vững giữa người sản xuất và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích hài hòa cho tất cả các bên. Đây chính là nền tảng vững chắc để tăng thu nhập cho người trồng lúa, góp phần đẩy mạnh và nâng cao giá trị lúa gạo trên thị trường. Đồng thời là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo tại Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung phát triển bền vững.

Các đại biểu tham gia hội thảo mong muốn giúp kết nối từng ngành ngành nông sản trên địa bàn TP Cần Thơ cùng xây dựng chuỗi liên kết “4 nhà” giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp và nhà quản lý càng thắt chặt nắm tay đi trong quá trình liên kết tiêu thụ nông sản một cách thuận lợi trong nước và cả xuất khẩu.  

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giáo sư Nguyễn Huy Dung tim học lên cao nhập cõi thơ

Giáo sư Nguyễn Huy Dung, một chuyên gia tim mạch học hàng đầu Việt Nam và là em ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai, đã qua đời tại TP.HCM ở tuổi 94.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm