| Hotline: 0983.970.780

Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn

Thứ Năm 11/03/2010 , 15:43 (GMT+7)

Đó là nhận định của các chuyên gia tại buổi tạo đàm Tín dụng hướng tới “Bát cơm châu Á” được tổ chức hôm qua (10/3) tại Hà Nội...

Đó là nhận định của các chuyên gia tại buổi tạo đàm Tín dụng hướng tới “Bát cơm châu Á” được tổ chức hôm qua (10/3) tại Hà Nội.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tại khu vực ĐBSCL, số vốn huy động được hàng năm chỉ chiếm 6%, tức là khoảng 115.000 tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động cả nước, dư nợ cho vay tại khu vực này hiện nay cũng chỉ chiếm 10% (170.000 tỷ đồng) cả nước. Trong khi đó, với 13 tỉnh, TP, khu vực này là vựa lúa lớn của cả nước và là nơi chiếm tỷ trọng lớn và sản xuất và XK thủy sản.

Ông Nguyễn Danh Trọng- Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước VN) cho biết, hiện tại, có rất ít các tổ chức tín dụng hoạt động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một phần là do đầu tư vào lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro lớn về thời tiết, thị trường. Cho đến nay, mới chỉ có Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam là đơn vị thực hiện nhiều dự án cho vay vốn nông dân. Do vậy, để khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo Nghị định về mở rộng tín dụng “tam nông” theo hướng khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng, trong đó có các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân… tham gia “rót” vốn cho khu vực này đầu tư sản xuất với lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài hơn và thủ tục đơn giản hơn.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trí Ngọc- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định: “Là cơ quan quản lý Nhà nước về mặt sản xuất nông nghiệp, chúng tôi cho rằng, vùng ĐBSCL, vốn cho sản xuất mà nông dân tự có là rất ít. Trong khi đó, nhu cầu lại cao. Một trong những lý do khiến nông dân khu vực này chưa thể tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, là thời hạn cho vay quá ngắn, lãi suất lại cao và hơn hết là thủ tục hành chính rườm rà”. Theo ông Ngọc, thực tế ở ĐBSCL hiện nay, để phục vụ sản xuất, thường thì nông dân phải đi ứng vốn ở các đại lý thuốc trừ sâu, phân bón, nên mỗi khi vào vụ các đại lý đến thu nợ, gần như họ lại trắng tay. Do đó, các ngân hàng cần có cơ chế cho vay thông thoáng hơn để cho người nông dân tiếp cận vốn được dễ dàng và thường xuyên hơn.

3.000-5.000 tỷ đồng vốn cho ĐBSCL

Theo ngân hàng Liên Việt, đề án “Đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2013” đã được đơn vị này giới thiệu và đang triển khai thực hiện. Theo đó, một khoản tín dụng từ 3.000-5.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho các đối tượng là: Hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại. Các hợp tác xã nông thôn, các tổ chức kinh tế và cá nhân cung ứng các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, các DN đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng năm 2010, 1.200 tỷ đồng trong tổng số trên sẽ được giải ngân.

Không chỉ nông dân gặp khó với việc vay vốn, DN tiêu thụ nông sản cũng chẳng khá hơn là mấy. Ông Phạm Văn Bảy- Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA) bộc bạch: “VFA hiện có trên 100 hội viên tham gia thu mua, XK gạo. Nhưng ở nhiều thời điểm, nhất là mỗi khi bước vào vụ thu hoạch, các DN thường gặp khó khăn về vốn để thu mua gạo. Bởi đặc thù của ngành XK gạo là khi có hợp đồng thu mua thì dễ, nhưng mua tạm trữ khi triển khai rất khó do các ngân hàng do dự, khó đáp ứng toàn bộ vốn. Như hiện nay phải thu mua 1 triệu tấn gạo và có thể còn phải mua thêm nếu giá xuống thấp, phải mua thêm nữa thì nguồn vốn sẽ còn gặp khó khăn, nhất là đối với các DN kinh doanh nhỏ, phần lớn phải dựa vào nguồn vốn của ngân hàng”.

Ông Lê Quốc Lập- Phó Ban Kinh tế Hội Nông dân VN cũng cho rằng: “Về cơ bản, các thủ tục cho vay đối với hệ thống ngân hàng hiện nay đã được cải thiện khá nhiều, song việc triển khai, thực thi ở dưới vẫn chưa được như mong muốn, đây là điểm quan trọng mà chúng ta cần phải khắc phục để giúp người dân tiếp cận vốn được dễ dàng hơn”.

Đánh giá về thực trạng tín dụng hiện nay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, TS. Nguyễn Đức Hưởng- Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên Việt nhận định: “Trên thực tế, các DN, ngân hàng và nông dân hiện vẫn chưa gặp được nhau, người dân muốn có vốn, phải thông qua các đại lý. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao, ở ĐBSCL có hộ gia đình sở hữu đến 30ha đất, thu hàng chục tấn lúa/năm mà vẫn nghèo, vẫn không có nhà kiên cố để ở”. Do đó, TS. Hưởng cho rằng: “Chúng ta cần thúc đẩy mô hình phú tam nông liên kết giữa năm nhà là: Nhà nước, nhà nông, DN, nhà khoa học và ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, đẩy lùi tín dụng đen”.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.