| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Ba 18/12/2018 , 08:52 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu đã để lại những ảnh hưởng nặng nề, thiệt hại về kinh tế hàng ngàn tỷ đồng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ứng phó với vấn đề này được đánh giá là hoạt động có ý nghĩa sống còn trong ngành nông nghiệp.

Rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có những cố gắng tìm ra giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng ở những nước có nền khoa học công nghệ phát triển. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhờ việc ứng dụng phương thức này vào sản xuất hàng hóa, một số sản phẩm nông nghiệp đã hình thành một số doanh nghiệp, khu nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như Công ty Datlat HASFARM, Công ty Javeco, ... trong đó phải kể đến Công ty TNHH Yara Việt Nam.

Yara là tập đoàn phân bón đa quốc gia, có trụ sở chính ở Na Uy, được thành lập từ năm 1905 và hiện đang có mặt ở trên 160 quốc gia trên toàn thế giới. Đây cũng là một công ty phân bón toàn cầu duy nhất tham gia vào chuỗi GlobalGap. Tại Việt Nam, Yara có mặt từ năm 1992 và kinh doanh, chủ yếu tại thị trường miền Nam.

Tại Việt Nam, Công ty đã được hiệp hội phân bón thế giới (IFA) chứng nhận về sản xuất an toàn, cung ứng và sử dụng phân bón ở hạng xuất sắc.

Với lô-gô “Knowledge grows” mang ý nghĩa “Phát triển cùng trí thức”, Yara rất chú ý đến nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng và duy trì độ phì đất.

Hiện Yara có 5 trung tâm nghiên cứu ở trên khắp thế giới, thu hút nhiều nhà khoa học và khoa học công nghệ cao về đất, cây trồng và phân bón.
 

Biến đổi khí hậu và sự khan hiếm nguồn nước

Tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng Khoa học và công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triễn lãm quốc gia, Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ts Nguyễn Văn Thạc, Giám đốc bộ phận Nông học Công ty TNHH Yara Việt Nam đã có bài tham luận trình bày về sự khan hiếm nguồn nước cũng như giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng để thích nghi với điều kiện thay đổi của thời tiết.

08-05-02_nh_1
TS Nguyễn Văn Thạc, Giám đốc bộ phận Nông học Công ty TNHH Yara Việt Nam phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng Khoa học và công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” (Ảnh: Văn Ngọ)

Nước có vai trò rất quan trọng, hiện nay trên hành tinh chỉ có 3% nước ngọt, 97% nước mặn, 2% nước ngọt đó nằm ở hai cực và chỉ có 1% là hữu dụng, sử dụng cho trồng trọt chăn nuôi.

Theo Ts Nguyễn Văn Thạc, diện tích có tưới hiện nay chiếm một phần rất nhỏ trong 1,5 tỷ ha có thể canh tác được, chiếm 18% , cung cấp trên 40% sản lượng lương thực của thế giới. Theo FAO thì gần 10 năm nữa 18% diện tích có tưới này sẽ cung cấp khoảng 60 – 80% lương thực trên toàn thế giới.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất, hiện nay chiếm đến 70%.

Biến đổi khí hậu với những biểu hiện như nhiệt độ tăng, nắng nóng, hạn hán, hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là vấn đề khan hiếm nước. Do đó những biện pháp ứng phó để sử dụng cải thiện nguồn nước một cách hiệu quả là vô cùng cấp bách.
 

Giải pháp cho những thách thức toàn cầu

Là công ty toàn cầu, Yara luôn chú trọng nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để đáp ứng với những thay đổi của môi trường vào chiến lược kinh doanh lâu dài. Với những vấn đề về biến đổi khí hậu, Yara đã có những hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ nhiều năm về trước.

Chiến lược cụ thể trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ấy chính là việc Yara quan ngại đến vấn đề khan hiếm nguồn nước, về phát thải khí nhà kính và những vấn đề thay đổi về thời tiết ảnh hưởng lên cây trồng.

Để giúp người nông dân thích nghi với những thay đổi của thời tiết và khí hậu, Yara đã tạo ra những loại phân bón nhanh tan, ít bay hơi, không làm chua đất. Các cán bộ kỹ thuật của Công ty tổ chức những buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, chuẩn bị tâm lý cho nông dân để sẵn sàng ứng phó với những thay đổi về thời tiết.

08-05-02_nh_2
Các đại biểu tham gia thảo luận (Ảnh: Văn Ngọ)

Phát biểu tại Hội thảo, Ts Nguyễn Văn Thạc chia sẻ, Yara có chương trình hợp tác công tư trên cây cà phê Tây Nguyên từ năm 2011 với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương trình hợp tác đã cho thấy, so với phương pháp canh tác cà phê truyền thống, giải pháp phân bón của Yara đã giúp giảm phát thải khí nhà kính hơn 50%, sử dụng nước tiết kiệm hơn 30%, duy trì năng suất tăng trung bình 14% qua các năm.

Với tiêu chí kinh doanh lấy người nông dân làm trung tâm, Yara Việt Nam luôn có các hoạt động hỗ trợ, chuyển giao đến người nông dân để họ dễ dàng tiếp nhận, chuyển từ tâm lý bị động với thay đổi thời tiết sang chủ động thích nghi nhanh.

Đặc biệt, Yara Việt Nam cũng có những giải pháp về kỹ thuật số như phần mềm CheckIT và trang Facebook Yara Việt Nam. Thông qua đó những người nông dân có thể vào facebook để tương tác, đặt câu hỏi, cài phần mềm về điện thoại để tìm hiểu những triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng.

“Với trách nhiệm của người đứng đầuYara Việt Nam, tôi luôn mong giúp đỡ những người nông dân, tôi quan tâm đến chất lượng và năng suất của sản phẩm nông sản, bởi để nông nghiệp phát triển bền vững thì lao động an toàn, mang lại lợi ích cho xã hội và sức khỏe của mọi người là điều cần thiết. Người nông dân nếu đi đúng hướng, kiên trì từng bước thì họ sẽ vượt qua khó khăn và phát triển bền vững”, bà Marion, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Yara Việt Nam chia sẻ.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.