| Hotline: 0983.970.780

Nông sản, thực phẩm của PAN Group sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc

Thứ Tư 16/10/2024 , 18:35 (GMT+7)

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt ở các ngành nông nghiệp - thủy sản - thực phẩm.

Với sứ mệnh “nuôi dưỡng thế giới”, Tập đoàn PAN sẽ không bỏ qua cơ hội hợp tác, giao thương với các đối tác tại quốc gia 1,4 tỷ dân và tiếp tục định vị thương hiệu nông sản Việt trên các thị trường thế giới.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại gian hàng của THE PAN GROUP.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại gian hàng của THE PAN GROUP.

Thực phẩm của PAN lên kệ siêu thị Trung Quốc

Những năm qua, quan hệ đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Hợp tác kinh tế, thương mại tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc liên tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN và thứ 6 thế giới của Trung Quốc. Đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức hai con số.

Riêng với ngành nông nghiệp, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam với 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch.

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần 21%.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, từ ngày 12 - 14/10, Tập đoàn PAN đã có dịp giới thiệu các sản phẩm nông sản mang thương hiệu Việt Nam đến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, cùng các lãnh đạo cấp cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn PAN trong xuất khẩu nông sản - thực phẩm Việt Nam sang Trung Quốc và hơn 40 thị trường khác trên thế giới.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã trao hai văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại nông sản. Điều này kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp - thực phẩm.

Với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp - thủy sản - thực phẩm, Tập đoàn PAN đánh giá thị trường hơn 1,4 tỷ dân luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều thành viên của PAN đã xuất khẩu sản phẩm và thành công ở thị trường này.

Sản phẩm bánh kẹo, hạt điều của Tập đoàn PAN đã xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc.

Sản phẩm bánh kẹo, hạt điều của Tập đoàn PAN đã xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc.

Có thể kể đến câu chuyện của Công ty Cổ phần Bibica khi đã vượt qua bài kiểm tra khắc nghiệt của Walmart Trung Quốc để có đơn hàng đầu tiên, cung cấp sản phẩm bánh kẹo cho hệ thống bán lẻ này.

Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng Giám đốc Bibica chia sẻ: “Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi nhận thấy thị trường Trung Quốc phù hợp để phát triển các dòng sản phẩm bánh tươi với thời gian sử dụng ngắn và bánh dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người tiểu đường...”.

Với quy mô lên dân số lớn và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, Trung Quốc có thể là thị trường tiềm năng của bánh kẹo Bibica trong thời gian tới.

Một thành viên khác của Tập đoàn PAN là Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cũng đã hợp tác với các chuỗi siêu thị lớn tại Trung Quốc như Sungiven Foods từ năm 2014; Lotus Supermarket và Vanguard từ năm 2018; CP Group China từ 2023 và một số nhà nhập khẩu để phân phối các sản phẩm hạt điều các vị và trái cây sấy.

Giai đoạn 2014 - 2023, doanh số xuất khẩu của Lafooco sang thị trường Trung Quốc đạt gần 29 triệu USD, trong đó hàng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy sản lượng, doanh số xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, song công ty vẫn đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô xuất khẩu tại thị trường đầy tiềm năng này.

Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed (bên trái) và ông Lỗ Tuấn Hào, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh đại diện cho 2 doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác.

Ông Nguyễn Quang Trường, Tổng giám đốc Vinaseed (bên trái) và ông Lỗ Tuấn Hào, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh đại diện cho 2 doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác.

Cơ hội rộng mở

Bên cạnh thành công ở mảng thực phẩm, các doanh nghiệp nông nghiệp - thủy sản của PAN cũng đang có kế hoạch hợp tác với nhiều đối tác Trung Quốc, mở ra những cơ hội trong tương lai gần.

Cụ thể, cuối tháng 7 vừa qua, đoàn công tác của Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), thành viên của Tập đoàn PAN, cùng với Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Bắc Kinh (BAAFS) - Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác tăng cường hợp tác, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ.

Vinaseed sẽ được ưu tiên nhận chuyển giao bản quyền sản xuất kinh doanh một số sản phẩm giống ngô thực phẩm, sản phẩm hạt giống rau trong những năm tới. Đồng thời, hai bên thống nhất hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.

Thông qua các buổi làm việc với đối tác Trung Quốc, Vinaseed hy vọng có thể tìm kiếm cơ hội trao đổi hợp tác và nắm được các xu hướng thị trường về ngô thực phẩm trong thời gian tới, từ đó tạo ra làn gió mới cho thị trường ngô thực phẩm tại Việt Nam.

Bên cạnh mối quan hệ gắn kết ở mảng nông nghiệp, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều hợp tác, trao đổi thương mại trong lĩnh vực thủy sản.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đạt 529 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị gia tăng, chất lượng cao, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) cũng đã khởi động kế hoạch xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Thực phẩm Sao Ta cho biết, Sao Ta có vùng nuôi lớn nhất ngành tôm Việt Nam theo tiêu chuẩn ASC của thị trường châu Âu nên hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, công ty có thể phát huy lợi thế tôm giá trị gia tăng ở thị trường này, điểm khác biệt với các đối thủ tại Ấn Độ và Ecuador.

Sao Ta đã “chạy đà” cho việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc. Khi những yếu tố về chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng, quy định thanh toán ở thị trường này hoàn thiện, Sao Ta sẵn sàng bứt tốc mạnh mẽ hơn.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt ở các ngành nông nghiệp - thủy sản - thực phẩm. Tập đoàn PAN có nhiều mặt hàng nông sản - thực phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng của hơn 40 thị trường trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá tra, gạo, cà phê, hạt điều, rau củ quả sấy, bánh kẹo. Với sứ mệnh “nuôi dưỡng thế giới”, Tập đoàn PAN sẽ không bỏ qua cơ hội hợp tác, giao thương với các đối tác tại 1,4 tỷ dân và tiếp tục định vị thương hiệu nông sản Việt trên các thị trường thế giới.

Xem thêm
Vượt Philippines, chuối Việt Nam giữ 'ngôi vương' tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...

Bình luận mới nhất