| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới ở thành phố trẻ

Thứ Hai 07/10/2019 , 10:01 (GMT+7)

Thời kỳ đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) thì Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (lúc đó còn là thị xã) có 4 xã đăng ký xây dựng NTM, nhưng không về đích cùng.

Bớt số lượng, nâng chất lượng

Nam Viêm là xã đạt chuẩn NTM sớm nhất (2014) của Phúc Yên. Tiếp đến xã Cao Minh (2015), Tiền Châu (2016). Và cuối cùng là Ngọc Thanh đạt chuẩn năm 2017. Phải đến đầu 2018, Phúc Yên mới chính thức trở thành thành phố. Đến nay, TP Phúc Yên chỉ còn 2 xã, là Cao Minh và Ngọc Thanh. Chương trình NTM của Phúc Yên bây giờ là củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn…

Đường phố ở Phúc Yên.

TP Phúc Yên phía đông bắc Thủ đô, chỉ cách trung tâm Hà Nội 30 km, có 3 vùng rõ rệt là đồng bằng, trung du, miền núi. Có quốc lộ 2, 23, đường sắt, cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Trên địa bàn có hơn 50 cơ quan, doanh nghiệp,các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của Trung ương và địa phương. Vì vậy, Phúc Yên có nhiều điều kiện, thế mạnh để SX hàng hóa, cunng cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trước sự phát triển nhanh chóng của Phúc Yên, từ thị xã lên thành phố, nông thôn Phúc Yên cũng phải bắt kịp với sự phát triển chung. Một nền nông nghiệp mang đậm tính kinh tế thị trường, SX để phục vụ công nghiệp, phục vụ thị trường. Hiện nay TP Phúc Yên có 10 phường, xã và chỉ còn có 2 xã. Việc đăng ký xây dựng NTM cũng chỉ tập trung vào 2 xã, là Cao Minh và Ngọc Thanh.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng NTM”, thành phố đã phát động phong trào “Phúc Yên chung sức xây dựng NTM” ký giao ước giữa các xã. Hội Nông dân phát động đến toàn thể các cấp Hội phong trào thi đua SX , kinh doanh giỏi, triển khai cuộc vận động “Nông dân Vĩnh Phúc vì một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp”.

Nhìn chung, việc xây dựng NTM của TP Phúc Yên trong thời gian qua, nhất là củng cố, nâng cao các tiêu chí, đã biến đổi rõ rệt từ lượng sang chất, nên nông thôn Phúc Yên nhanh chóng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường, hệ thống chính trị ổn định. Thu nhập bình quân phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp tục vận động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”. Hội Phụ nữ thành phố vận động tuyên truyền hội viên làm kinh tế, chỉnh trang nhà cửa, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường. Hội Cựu chiến binh thành lập câu lạc bộ làm kinh tế giỏi…
 

Thành phố của công nghiệp và du lịch

Là mảnh đất có nhiều thuận lợi cả về giao thông lẫn kinh tế, nên Phúc Yên là nơi “hội tụ” nhiều trường học, cơ quan của tỉnh và Trung ương. Phúc Yên còn là nơi các nhà đầu tư tìm đến để mở khu công nghiệp (KCN). Nằm cạnh con đường xuyên Á: Nội Bài – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) có KCN Phúc Yên bề thế. Sát quốc lộ 2A, nằm cách ga Phúc Yên 1 km, có KCN Kim Hoa.

Ngoài các KCN, Phúc Yên có khu đô thị Xuân Hòa, đúng là “điểm sáng”, là niềm tự hào của thành phố. Khu đô thị này có đầy đủ các loại dịch vụ, phục vụ cộng đồng các khu vui chơi, thể thao. Có các bể bơi ngoài trời rất hấp dẫn.

Khu đô thị Xuân Hòa còn đang tiếp tục hoàn thiện, nhưng đã là vị trí đắc địa để làm trung tâm hành chính mới của TP Phúc Yên. Bên cạnh khu đô thị, là các khu nghỉ dưỡng Flamingo, sân gôn Đại Lải, hồ Đại Lải và các khu vui chơi, nghỉ dưỡng khác. Đặc biệt bao bọc phía đông khu đô thị, là sông Cà Lồ, như một “lá phổi xanh” tự nhiên điều hòa khí hậu cho cả khu đô thị.

Cánh đồng lúa ở Phúc Yên.

TP Phúc Yên còn nổi tiếng từ lâu với khu du lịch Đại Lải. Đây là một hồ nước nhân tạo lớn của nước ta, khu nghỉ mát lý tưởng vào những ngày hè oi bức. Không chỉ nghỉ mát, Đại Lải còn là khu du lịch cho những ai thích khám phá. Đi sâu tìm hiểu, Đại Lải có đồi Thằn Lằn phong cảnh thơ mộng. Còn có Hang Dơi với đường vào quanh co, vượt qua dòng suối chảy róc rách, trong vắt gợi cảm. Còn có đồi “79 mùa xuân” với những biểu tượng nhiều ý nghĩa.

Có một địa chỉ ở Đại Lải còn ít người biết đến. Đó là “Trại sáng tác Văn học – Nghệ thuật”. Đây là “cái nôi” cho ra đời nhiều tác phẩm văn học, ca khúc, hội họa… nổi tiếng. Trại sáng tác này đã tồn tại hơn 40 năm nay, thực sự là địa chỉ rất có ý nghĩa ở Đại Lải.

Qua 6 năm xây dựng NTM (2011 – 2017) Phúc Yên đã triển khai hoàn thành kế hoạch cứng hóa, sửa chữa đường giao thông với tổng chiều dài đường trục xã đạt 100%, đường trục thôn đạt 115,8%, đường ngõ xóm đạt 97,18%, đường trục chính nội đồng đạt 88,48%.

Thu nhập bình quân đầu người, thời điểm 2017, trung bình toàn thị xã (lúc ấy Phúc Yên còn là thị xã) đạt 38,125 triệu đồng/người/năm. Và như trên đã nói, đến 2020 thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người/năm. Đó là mức cao ít thành phố, huyện đạt được.

Mặc dù có mức sống khá cao, cơ sở vật chất đã được hoàn thiện, khang trang, tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, nhưng Phúc Yên vẫn là địa phương đóng góp vào ngân sách tỉnh cao nhất so với các thành phố, huyện khác. Phúc Yên được coi là “vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh”. Hàng năm Phúc Yên đã đóng góp trên 80% ngân sách của tỉnh.

NTM của Phúc Yên đang tiến nhanh thành đô thị hóa với một mức sống ngày càng cao, ngang bằng với mức sống của người dân ở một đô thị phát triển.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm