| Hotline: 0983.970.780

'Nữ hoàng dưa hấu' Trung Quốc và công nghệ ươm giống đỉnh cao

Thứ Tư 05/04/2023 , 14:39 (GMT+7)

Không quá khi nói hơn 80% dưa hấu và dưa lưới trên bàn ăn của mọi người hàng ngày là thành quả xương máu của bà Ngô và cộng sự trong suốt 60 năm qua.

nu-hoang-dua-hau-trung-quoc

Bà Ngô kiểm tra vườn dưa.

Kỹ thuật ươm giống đỉnh cao

Khi thời tiết chuyển nóng dần, thị trường dưa hấu Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn sôi động nhất của năm. Thu hoạch dưa hấu tại Trung Quốc kéo dài từ cuối tháng 4 đến khoảng tháng 9 hàng năm tại các khu vực sản xuất lớn, như tỉnh Hà Nam, Hồ Nam và Sơn Đông. Trong đó, Hà Nam là thủ phủ dưa hấu với lượng sản xuất lớn nhất, chiếm 20% lượng cung cấp cho thị trường nội địa.

Tổng diện tích đất trồng dưa hấu nhanh chóng mở rộng trong vài năm qua, nhưng điều kiện thị trường khó đáp ứng khi ở mùa thu hoạch, lượng cung dồi dào khiến giá thành giảm đi đáng kể. Điều này khiến cho nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp đau đầu tìm kiếm những phương pháp gieo trồng mới, vừa đảm bảo sản lượng, vừa nâng cao chất lượng quả.

Bà Ngô Minh Châu (Wu Mingzhu), sống tại Vũ Hán (Hồ Bắc) được ca ngợi là vị anh hùng thầm lặng góp phần đưa quả dưa hấu vươn xa ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

“Không quá khi nói hơn 80% dưa hấu và dưa lưới trên bàn ăn của mọi người hàng ngày là thành quả xương máu của bà Ngô và cộng sự trong suốt 60 năm qua”, ông Zhang Wenjun, đồng nghiệp của bà, giám đốc Trung tâm Nhân giống Tam Á Hải Nam tại Viện Khoa học Nông nghiệp Tân Cương, nói.

Bà Ngô bắt đầu trồng dưa hấu chất lượng cao từ những năm 1970, khi bà xây dựng một cơ sở nhân giống dưa trái vụ tại vùng nhiệt đới tỉnh Hải Nam. Tỉnh đảo này còn được biết đến với tên gọi “thung lũng Silicon” của Trung Quốc về nhân giống.

Bà Ngô di chuyển giữa Tân Cương và Hải Nam để làm việc trong nhiều năm. Bà cũng là một trong số 8.000 nhà khoa học nông nghiệp từ khắp đất nước đã đến vùng đảo này trong hơn 60 năm qua và đã gieo trồng hơn 20.000 loại hạt giống mới của Trung Quốc bằng phương pháp nhân giống trái mùa.

Với các biện pháp cải tiến như nhân giống đột biến bức xạ, nhân giống đơn bội kép và nhân giống lai xa, bà Ngô và nhóm của mình đã tạo ra các nguồn gen mầm mới, từ đó trồng được hơn 30 giống dưa hấu và dưa lê có khả năng thích nghi tốt hơn và kháng bệnh mạnh.

Các giống dưa mới đã được nhân rộng và trồng trên 1,86 triệu ha khắp cả nước. Một số giống này đã được quảng bá ở nước ngoài.

Nhờ cống hiến không ngừng nghỉ, bà Ngô được các cộng sự và nông dân tin tưởng và kính trọng với biệt danh "Nữ hoàng dưa", như những người trồng dưa gọi một cách trìu mến. Bà trở thành viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc năm 1999 và là công dân danh dự của Tam Á năm 2004.

Giờ đây đang phải đối mặt với căn bệnh Alzheimer, bà Ngô thường không thể nhận ra những đồng nghiệp cũ hay thậm chí những người thân trong gia đình. Báo giới và nông dân Trung Quốc vẫn nhắc nhiều đến bà Ngô trong các câu chuyện về dưa hấu. Bà là bạn học cùng khóa, cùng trường với "Vua lúa lai" Viên Long Bình.

28817cf8-6ba9-4007-a969-e056dc13900e

Dưa hấu đang vào thời điểm được giá ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Công nghệ nâng tầm hương vị dưa hấu

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ dưa hấu lớn nhất thế giới, chiếm 59% tổng sản lượng. Hơn nữa, sản xuất dưa hấu tại Trung Quốc gấp 10 lần Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ (chiếm 2,6% thị phần).

Theo Viện Nghiên cứu ngành nghề Hoa Kinh, diện tích trồng dưa hấu của nước này trong mấy năm nay duy trì ở mức hơn 1,5 triệu ha, sản lượng đạt từ 60 - 63 triệu tấn/năm. Lượng tiêu thụ hàng năm từ 61 - 63 triệu tấn.

Từ năm 2013 - 2019, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu dưa hấu đạt trên 200 nghìn tấn, năm 2020 - 2021 khối lượng nhập khẩu giảm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 60.000 tấn.

Vào năm 2021, thị trường dưa hấu Trung Quốc tăng trưởng, đạt khoảng 61,01 triệu tấn sau hai năm sụt giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng quan, có thể thấy lượng tiêu thụ tăng trưởng bền vững ở mức trung bình 5,7%/năm từ năm 2012 đến năm 2021.

Để đạt được đà tăng trưởng với những con số ấn tượng như vậy, sản xuất dưa hấu tại Trung Quốc đã chuyển dịch mạnh mẽ từ quy mô nhỏ lẻ sang những vùng trồng lớn. Đây là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, cho phép áp dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất, giúp tăng năng suất và sản lượng, vừa đảm bảo chất lượng và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Hiện nay, người tiêu dùng Trung Quốc ở phân khúc cao có xu hướng sẵn sàng mua dưa hấu thượng hạng, với độ ngọt và chất lượng quả vượt trội.

Ông You Shouchang, Tổng Giám đốc Công ty dưa hấu Guo tại thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết, dù giá dưa hấu của công ty cao gấp chục lần quả thường, sản phẩm của công ty vẫn có thị phần nhất định ở phân khúc dưa hấu cao cấp.

“Nhắm tới thị trường cao cấp, dưa hấu của chúng tôi có vị ngon và hàm lượng đường ở mức 14, trong khi dưa hấu thường chỉ ở mức 10”, ông You chia sẻ.

Tại nhà kính của công ty, mỗi quả dưa hấu được đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc truy xuất quá trình sinh trưởng. Lượng ánh sáng, nước, dòng khí và phân bón chăm sóc cho cây cũng được kiểm soát rất chặt chẽ.

Nếu như thông thường, dưa hấu được trồng trên đất, thì tại công ty Guo, tất cả dưa hấu được treo lơ lửng trong nhà kính, tạo điều kiện để ánh sáng chiếu lên bề mặt quả. Phương pháp này được cho là giúp nâng cao cả chất lượng và sản lượng dưa hấu.

Sau khi thực hiện chiến lược “Zero Covid”, từ đầu năm 2023 Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại với nhiều chính sách nới lỏng về xuất, nhập cảnh. Hiện, dưa hấu là một trong những loại quả bên cạnh thanh long, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, chanh dây của Việt Nam được nhập vào thị trường Trung Quốc với số lượng lớn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm