| Hotline: 0983.970.780

Nước mắt vùng ngao sau mưa lũ

Thứ Hai 16/10/2017 , 14:20 (GMT+7)

Sau 10 năm người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới lại chứng kiến trận lũ có kinh hoàng đến thế. Lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ về quá lớn đã nhấn chìm hơn 6.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản, đẩy nhiều gia đình vào cảnh trắng tay…

18-49-05_1
Nước lũ đổ về nhanh nhấn chìm toàn bộ bãi nuôi ngao của xã Đa Lộc

Đây quả thực là một năm đại hạn đối với các hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện vùng biển Hậu Lộc. Thiên tai tiếp diễn liên hồi đẩy họ vào tình cảnh khốn cùng sống không bằng chết, “kiệt quệ” cả về tinh thần lẫn của cải.

Theo UBND xã Đa Lộc, tình trạng ngập úng trong những ngày qua đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ 250ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản, trong đó khu vực nội đê chiếm 159ha, ngoại đê 61,5ha, 30ha còn lại nuôi cá truyền thống. Nghiêm trọng hơn, tất cả 256,5ha nuôi ngao ở khu vực vùng triều của 178 hộ vẫn đang chìm sâu trong bùn lầy, nguy cơ mất trắng hiển hiện trước mắt.

Hộ ông Phạm Đức Nhuần, trú thôn Đông Hải có tổng cộng 15ha nuôi ngao (4ha ngao giống, 11ha ngao thịt). Mọi năm thời tiết chuyển biến thuận lợi, con ngao phát triển tốt, lại được giá. Tuy nhiên, 1 năm trở lại đây tình hình quay ngoắt theo chiều hướng bất lợi, đầu tư vụ nào lỗ chỏng vó vụ đó khiến gia đình ông không biết đường nào mà lần.

Chỉ mới đây thôi, cơn “bạo bệnh” vào tháng 12/2016 đã cướp mất của gia đình ông Nhuần số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Sau khi chính quyền kiểm đếm, thống kê thiệt hại, ông Nhuần được hỗ trợ… 82 triệu đồng.

18-49-05_2
Lũ kéo theo lượng bùn lớn khiến vùng nuôi của xã Đa Lộc bị ảnh hưởng nặng nề

“Nếu trời yên bể lặng, nuôi ngao là nghề hái ra tiền. Tuy nhiên cứ thế này thì nông dân chúng tôi chỉ có nước đi ăn mày cả đám, số tiền Nhà nước hỗ trợ quá ít ỏi buộc vợ chồng tôi phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi huy động vốn nuôi hòng gỡ gạc, ngờ đâu lại bi đát thêm”, ông Nhuần chua xót.

Sau khi cải tạo bãi nuôi, cuối quý III, đầu quý IV/2017 ông Nhuần tiến hành thả tiếp 320 tấn ngao thịt (8.000 đồng/kg) cùng 40 tấn ngao giống, tổng chi phí ngót nghét 3 tỷ đồng. Nào ngờ vận rủi chưa chịu buông tha

“Cơn bão số 10 khiến gia đình tôi mất trắng trên 2 tỷ đồng, chưa kịp định thần thì lũ dữ lại ấp đến nhấn chìm tất cả. Lũ tràn về với lưu lượng lớn kéo theo rất nhiều bùn lầy, ngao nằm phía dưới thì không có oxy để thở, nếu trồi lên bề mặt thì bị sóng đánh dạt đi tất thảy. Hiện phần lớn diện tích nuôi đang ngập trong bùn, nhiều điểm dày đến 30 - 40cm, với điều kiện như thế con ngao gần như không thể cầm cự”, ông mếu máo.

18-49-05_4
Gia đình ông Phạm Đức Nhuần trải qua một năm đầy biến động

Chung cảnh ngộ là trường hợp của bà Trịnh Thị Huế (trú tại thôn Y Bích) nuôi 35ha ngao ở 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc (xã Đa Lộc và xã Hải Lộc), có lúc lợi nhuận bà Huế thu về từ con ngao là không thể đong đếm. Tuy nhiên đó là chuyện của quá khứ, giờ đây xem ra gió đã đổi chiều.

“Một năm dăm trận thiên ai thì tiền tấn cũng không đủ. Đấy chú xem, riêng năm 2016 gia đình tôi đã mất trắng trên 10 tỷ đồng, gắng gượng lắm mới nuôi tiếp đươc 20ha, chưa được bao lâu thì bão số 10 ập đến làm mất thêm 60%, cộng thêm đợt này nữa thì xem ra chẳng còn lại gì”, bà Huế thất thần.

Ghi nhận thực tế, nếu như trước đây toàn xã có 298 hộ nuôi 436ha ngao thì giờ chỉ còn 178 hộ/256,5ha. Kinh phí đầu tư quá lớn, thành thử phần đa các hộ đều phải chọn phương án “ký gửi” sổ đỏ cho ngân hàng, dự kiến sau đợt này con số trên tiếp tục tăng lên.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc khẳng định, ước tính tổng thiệt hại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vào khoảng 122 tỷ đồng, bị nặng nhất là các xã Xuân Lộc, Đa Lộc và Hòa Lộc.

18-49-05_6
18-49-05_7
Tận dụng khi thủy triều rút, ông Nhuần thuê nhân công khẩn trương thu hoạch ngao để gỡ gạc phần nào
Chiều 15/10, huyện Yên Định đã phối hợp với Trại Giam số 5 và Cty Thái Dương tiêu hủy toàn bộ hơn 4.000 con lợn bị chết ngập trước đó, đồng thời tiến hành phun độc, khử trùng vùng nuôi và khu vực chôn lấp để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.

 

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm