| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch đến với xã nghèo

Thứ Sáu 22/11/2013 , 11:42 (GMT+7)

Cát Thịnh (Văn Chấn – Yên Bái) là xã miền núi nghèo thuộc chương trình 135. Thực hiện Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến nay hầu hết nhân dân trong xã đều có nước sạch sinh hoạt.

Cát Thịnh (Văn Chấn – Yên Bái) là xã miền núi nghèo thuộc chương trình 135. Thực hiện Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến nay hầu hết nhân dân trong xã đều có nước sạch sinh hoạt.

Hệ thống nước sạch của gia đình ông Đoàn Văn Tiết mới được đưa vào sử dụng từ 2 năm nay. Năm 2011, ông cùng 5 hộ trong thôn đóng góp 25 triệu đồng xây dựng bể lọc, mua đường ống dẫn nước về nhà. Nước được lấy trực tiếp trên vách đá, qua 2 bể lọc ngay chân núi rồi được dẫn qua đường ống dài hơn 2km đưa tới tận bể của gia đình.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Cát Thịnh chủ yếu là nguồn nước tự chảy từ các khe đá. Địa hình đồi núi khiến cho việc dẫn nước tới từng hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Cách xa “mỏ” nước, để có nguồn nước sạch sử dụng, gia đình anh Nguyễn Văn Điến phải đầu tư 13 triệu đồng xây dựng hệ thống bể lọc, mua 600 m đường ống dẫn nước.

Với số tiền 8 triệu đồng hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông đã đầu tư thêm tiền mua gạch, xi măng xây bể lọc, mua ống dẫn nước. Qua kiểm nghiệm, bể nước nhà ông được công nhận đạt chuẩn.


Người dân xã Cát Thịnh đã có nước sạch để sinh hoạt

Thôn Văn Hòa có 60 hộ với 261 nhân khẩu. Nhờ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay, các hộ gia đình đều đã có nước sạch sử dụng. Hệ thống nước sạch của Văn Hòa đều được thực hiện qua các bước: Lấy nước từ khe đá, sau đó dồn xuống bể lọc được xây chìm ngay dưới chân núi; từ bể lọc, nước được dẫn qua hệ thống ống dẫn vào từng hộ gia đình.

Anh Nguyễn Văn Dần – Bí thư Chi bộ thôn Văn Hòa cho biết: “Nguồn nước của địa phương chủ yếu là nước sạch tự nhiên. Người dân có ý thức rất cao trong việc xây dựng và sử dụng nguồn nước. Hiện tại, cả chi bộ chỉ có 17/60 hộ vay vốn. Những hộ gần đây đều tự đầu tư xây dựng mà không cần đến sự trợ giúp của Nhà nước”

Mỗi năm địa phương đều có 3 lần kiểm tra vệ sinh nguồn nước. Mẫu nước được lấy vào chai đem đi phân tích kiểm tra. Nếu nước chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhiễm kiềm, phèn sẽ được hướng dẫn cách xử lí.

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng nước sạch của Văn Hòa là vấn đề khoanh vùng nguồn nước. “Hầu hết các hộ gia đình đều đã có nguồn nước sạch sử dụng nhưng hệ thống nước sạch vẫn chưa đồng bộ và tập trung. Vì nguồn nước trên núi cách xa khu dân cư nên rất khó kiểm tra, quản lí. Tại một số nguồn, người dân vẫn chăn thả gia súc gây mất vệ sinh, làm ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, cái được lớn nhất là bà con có nước hợp vệ sinh dùng thay vì trước đây dùng các nguồn nước ở những ao, ngòi mất vệ sinh, gây bệnh tật cho bà con. Từ ngày có công trình để chứa nước sạch lấy từ khe suối được kiểm tra định kỳ, các loại bệnh tật thông thường giảm hẳn. Vì thế mà đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng lên cùng với phát triển kinh tế” – Bí thư chi bộ thôn Văn Hòa khẳng định.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm