| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch nơi gió Lào

Thứ Ba 29/07/2014 , 08:15 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm Nước sạch - VSMTNT tỉnh Quảng Trị đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình nước sạch,

Nhờ đó, hàng ngàn người dân đã được dùng nước sạch sinh hoạt hàng ngày.

Ông Hoàng Đức Duy, GĐ Trung tâm Nước sạch - VSMTNT Quảng Trị cho biết, đó là các công trình nước sạch ở xã Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ, công trình nước sạch xã Triệu Độ (giai đoạn 2) của huyện Triệu Phong. Sắp tới sẽ triển khai công trình cấp nước sinh hoạt ở xã Hải Ba của huyện Hải Lăng cung cấp nước cho hơn 1.000 hộ.

Tỉnh Quảng Trị đang có tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh gần 77%, tương đương với tổng dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là hơn 335 ngàn/437 ngàn người. Kế hoạch của tỉnh Quảng Trị cố gắng mỗi năm sẽ có thêm gần 10 ngàn người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

09-05-27_hi-lng
Vùng trũng Hải Lăng đã có nước sạch sinh hoạt hàng ngày

Những năm qua Trung tâm Nước sạch - VSMTNT Quảng Trị đã triển khai nhiều công trình cung cấp nước sạch cho các xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; xã Triệu Độ (giai đoạn 1), huyện Triệu Phong; xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng.

Theo ông Duy, để thực hiện cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân, ngoài việc sử dụng cách làm cũ cho các địa hình phức tạp như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước, khai thác nước sinh hoạt từ giếng khoan hay nước mặt đưa vào bể lọc, tự thu tiền sử dụng nước, bảo quản..., hiện tại Trung tâm phối hợp với Cty TNHH MTV Cấp nước và xây dựng Quảng Trị để kết nối nguồn nước sạch của công ty này về công trình của mình.

"Làm được như vậy có rất nhiều cái lợi, tổng mức đầu tư công trình thấp, tiết kiệm được ngân sách cho nhà nước, số người dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh. Cái quan trọng là chất lượng nước được ổn định, tính bền vững công trình rất cao", ông Duy nói.

Tỉnh Quảng Trị cố gắng đến năm 2015 có 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 15 đã đề ra.

Từ năm 2011 - 2013, Trung tâm đã đầu tư xây dựng được 9 công trình nước sinh hoạt tại các xã Triệu Ái, Cam Chính, Hải Tân, Hải Thiện và Khu lập nghiệp Nam Vĩnh Linh, xã Hải Thành, Triệu Thuận, Cam Nghĩa, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy... với hàng chục ngàn dân được hưởng lợi.

"Nếu mỗi năm được đầu tư 10 tỷ đồng cho chương trình nước sinh hoạt nông thôn thì sẽ có thêm gần 10 ngàn người dân Quảng Trị được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Vốn đầu tư cho chương trình nước rất ít, mà không phải năm nào cũng được cấp đủ. Vốn của năm sau phải trả nợ cho vốn đã tạm ứng để xây dựng các công trình nước sinh hoạt cho năm trước vì yêu cầu nước sạch của bà con rất cấp bách.

Trung ương cần quan tâm đầu tư cho Quảng Trị khoản kinh phí lớn hơn nữa cho chương trình nước sinh hoạt nông thôn. Điều kiện kinh tế - xã hội của Quảng Trị gặp nhiều khó khăn nên ngân sách địa phương không thể có nhiều hơn.

Ai cũng biết chất lượng của nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cộng đồng. Nhưng khi không có đồng tiền trong tay dù có thương bà con nông thôn chúng tôi cũng không thể làm được gì hơn", ông Duy nhấn mạnh.

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn ở Quảng Trị là Trung tâm Nước sạch - VSMTNT của tỉnh luôn tiếp cận dựa theo nhu cầu của người dân, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm của sự việc.

Đây là bài học thành công của Trung tâm khi có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở và người dân hưởng lợi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.