| Hotline: 0983.970.780

Nước sông tràn bờ, 100.000 người Tứ Xuyên sơ tán

Chủ Nhật 25/07/2010 , 09:30 (GMT+7)

Ngày 24/7, ít nhất 100.000 người đã phải đi sơ tán do mưa lớn kéo dài khiến nước sông Gia Lĩnh - một nhánh lớn của sông Dương Tử - dâng cao và bị tràn bờ.

Tỉnh Tứ Xuyên cùng nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình lũ lụt nghiêm trọng

Ngày 24/7, ít nhất 100.000 người đã phải đi sơ tán do mưa lớn kéo dài khiến nước sông Gia Lĩnh ở tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc) - một nhánh lớn của sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc - dâng cao và bị tràn bờ.

Trong khi đó, hơn 6.400 người dân ở tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc, cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi nước sông La Phù - một nhánh của sông Hoàng Hà, con sông dài thứ hai của Trung Quốc, tràn bờ.

Các nhà chức trách Trung Quốc cảnh báo tình hình có thể còn tồi tệ hơn đối với tỉnh Hồ Bắc, nơi đã có 1 người chết và 5 người mất tích, 1.200 người phải đi sơ tán.

Theo Cơ quan Giảm nhẹ hạn hán và kiểm soát lũ lụt của Trung Quốc, nước này đang chứng kiến trận lụt tồi tệ nhất trong suốt một thập kỷ qua.

Bão lũ từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng đến 28 tỉnh thành của Trung Quốc, khiến ít nhất 1.100 người thiệt mạng hoặc mất tích, phá hủy 670.000 ngôi nhà cùng 7,6 triệu hécta hoa màu, gây thiệt hại 152,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 22,51 nghìn tỷ USD) cho nền kinh tế và ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của 120 triệu người dân.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.