| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá lóc 'biết bay' giá bán cao gấp đôi

Thứ Ba 14/02/2017 , 09:45 (GMT+7)

Thông thường 1 năm anh nuôi 2 vụ cá lóc, khi cá đủ trọng lượng sẽ xuất bán và tiếp tục huấn luyện cho những bầy cá khác để phục vụ khách tham quan.

15-35-18_nh-nuoi-c-loc-ket-hop-lm-du-lich
Mô hình nuôi cá lóc “biết bay” của anh Tín vừa kết hợp làm du lịch đang đem lại hiệu quả cao
 

Đó là hộ gia đình anh Lê Trung Tín, ở khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã thành công trong mô hình nuôi cá lóc “biết bay” với số lượng 20.000 con theo VietGAP kết hợp với du lịch tham quan miệt vườn.

Đặc sắc nhất là anh đã huấn luyện được đàn cá lóc nuôi biết biểu diễn cho du khách xem là bay cao khỏi mặt nước gần 0,5m để ăn mồi giống như những “vũ điệu” nhảy múa trên không. Mỗi ngày nhà anh thu hút khoảng 100 khách du lịch đến xem cá lóc biết bay khi ăn mồi.

Anh Tín cho biết, khu vườn rộng 6.000m2, trên bờ trồng ổi dưới mương nuôi cá lóc bay. Vụ này anh nuôi trong 10 vèo lưới, mỗi vèo rộng 16m2 anh thả khoảng 2.000 con. Đến thời điểm này cá đã được 6 tháng tuổi, trọng lượng từ 500 - 800 gram/con. Mô hình nuôi cá lóc của anh kết hợp làm du lịch cá đạt tỷ lệ sống trên 95%, vì anh nuôi thưa và thuận lợi gần sông Hậu nên nguồn nước ra vào thường xuyên sạch nên cá ít bệnh.

Thông thường 1 năm anh nuôi 2 vụ cá lóc, khi cá đủ trọng lượng sẽ xuất bán và tiếp tục huấn luyện cho những bầy cá khác để phục vụ khách tham quan.

Vụ cá này anh vừa thu hoạch trước 3 vèo khoảng 1 tấn cá, giá bán cho thương lái từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, trong khi đó cá lóc nuôi thông thường chỉ bán từ 38.000 - 40.000 đồng/kg. Còn bán cho khách du lịch đến tham quan mua cá chế biến ăn tại chôc giá 100.000 - 120.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất