| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá quý hiếm ở Tuyên Quang: Nghề hốt bạc

Thứ Sáu 08/08/2008 , 10:30 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây nghề nuôi cá bỗng, chiên, anh vũ ở Tuyên Quang đã mang lại lợi nhuận rất cao.

Niềm vui thu hoạchVài năm trở lại đây nghề nuôi cá bỗng, chiên, anh vũ ở Tuyên Quang đã mang lại lợi nhuận rất cao. Nếu việc sản xuất giống thành công thì hàng ngàn người dân sẽ... hốt bạc nhờ nghề này.

Nuôi 1 con lãi 1,5 triệu đồng

Ông Nguyễn Hữu Tân - một trong những người nuôi cá quý hiếm sớm nhất ở Tuyên Quang hiện đang nuôi 39 con cá chiên và trên 200 con cá bỗng. Mỗi năm nhặt con to ra bán sau đó mua con giống thả bổ sung, trừ mọi chi phí ông cũng lời được 60-70 triệu đồng. Hiện nay, trọng lượng cá trong lồng của ông đạt trung bình 5kg/con.

Ông Tân cho hay, nuôi cá chiên và cá bỗng tương đối đơn giản. Tỉ lệ sống của cá chiên đạt 70-80%, cá bỗng đạt 95%. Vì nuôi trong lồng ở dưới sông nên vấn đề dịch bệnh không phải là vấn đề lớn. Các bệnh ở 2 loại cá này thường gặp như nổi mụn và tụ trùng, nhưng việc xử lý lại tương đối đơn giản. Thức ăn cho cá gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi. Mỗi năm, trọng lượng của cá tăng khoảng 2kg. Người nào nuôi giỏi sẽ tăng được 2,5 kg. Khi cá đạt trọng lượng 1kg thì bắt đầu lớn nhanh.

Giám đốc TT Khuyến nông Tuyên Quang Nguyễn Đại Thành cho biết, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 400 lồng cá quý hiếm, trải dọc từ hồ thuỷ điện Na Hang xuống TX. Tuyên Quang. Hai loại cá quý hiếm được nuôi phổ biến là cá bỗng và cá chiên. Mỗi năm các lồng cá cung cấp cho thị trường khoảng 300-400 kg. Sản lượng này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của thị trường. Giá bán trung bình từ 200 ngàn đ/kg với cá bỗng và 400 ngàn đ/kg đối với cá chiên. Tuy nhiên, muốn mua được phải đặt trước mới có.

Sẽ sản xuất được giống?

Lợi nhuận mà các loại cá quý hiếm này mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn giống hiện lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Người nuôi phải “săn” từng con cá giống một từ những người làm nghề chài lưới đánh bắt trên sông Lô. Mùa mưa là mùa sinh nở của các loại cá trên, tuy nhiên lượng cá bắt được làm giống rất hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Hiện nay một số lồng cá ở Tuyên Quang để không cũng là vì không mua được giống. Ông Tân cho biết, để có được vài con cá giống, phải đặt tiền trước dân chài vài tháng họ mới bán cho. Thậm chí có người phải ứng tiền ra mua gạo cho họ từ đầu năm, cuối năm họ mới bán cá giống cho.

Trong khi cá chiên và cá bỗng giống rất hiếm thì cá lăng trong tự nhiên lại rất nhiều. Dân chài lưới bắt được bao nhiêu cho vào nồi hết. Tuy nhiên, đã rất nhiều người nuôi nhưng không thành công. Nuôi được một thời gian thì cá lăn ra chết. Cho đến nay các cơ quan chuyên môn cũng chưa có một sự giải thích thấu đáo nào.

Trong khi đó, một số người dân đang nuôi thử nghiệm loại cá này cùng với cá rầm xanh, anh vũ tại vùng tiểu khí hậu đặc trưng Na Hang thì lại cho kết quả tương đối khả quan. Nhìn chung cá phát triển tương đối tốt. PGĐ Sở NN-PTNT Tuyên Quang Nguyễn Thọ Lai cho hay, hiện nay tỉnh đang kết hợp với Viện Thuỷ sản thực hiện đề án sản xuất thử giống cá bỗng và tiến hành nuôi thử nghiệm cá rầm xanh, cá lăng và cá anh vũ. Bước đầu rất khả quan. “Nếu thành công thì nghề nuôi cá quý hiếm của Tuyên Quang sẽ mang lại giá trị rất lớn. Để khuyến khích và nâng cao kỹ năng nuôi các loại cá này, hiện nay tỉnh đang tích cực hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm, hỗ trợ làm lồng cá đạt tiêu chuẩn… cho người nuôi”. Ông Lai cho biết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm