| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá trắm, chép giòn bằng đậu tằm

Thứ Tư 31/05/2017 , 09:30 (GMT+7)

Năm 2016, Trạm Khuyến nông TP Vinh (Nghệ An) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá trắm, chép giòn trong ao đất bằng thức ăn đậu tằm tại xã Hưng Lộc.

Nuôi theo phương pháp này chất lượng cá cải thiện rất nhiều, thịt dai, giòn, không có mùi tanh như các loại cá nuôi bằng thức ăn thông thường. Khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp cá đạt trọng lượng 1kg trở lên thì tiến hành nuôi bằng thức ăn đậu tằm.

15-30-12_20161124_084906
Nghiệm thu mô hình

Mô hình được triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Khai ở xóm Hòa Tiến với quy mô 1.500m2. Được sự chỉ đạo sát sao của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông và có sự đầu tư tích cực từ ban đầu, ông Khai tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá mà cán bộ hướng dẫn từ khâu cải tạo ao, chăm sóc quản lý cho đến các biện pháp phòng bệnh. Kết quả đạt được cho tỷ lệ sống cao (95%), cỡ cá trắm đạt 3,1kg/con, cá chép đạt 2,1kg/con.

Sau 5 tháng nuôi, số giống thả là 1.050 con, đối với cá trắm thả 700 con, cá chép thả 350 con. Trong đó cá trắm thu được 2061.5kg, kích cỡ đạt trọng lượng bình quân 3,1kg/con, cá chép thu được 698.25kg, trọng lượng đạt bình quân 2,1kg/con. Sản lượng là 2759.75kg/1.500m2, giá bán bình quân cho cả vụ nuôi là 100.000 đồng/kg, số tiền thu về là 275.975.000 đồng. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí mua cá giống, thức ăn, thuốc chế phẩm nuôi cá, công chăm sóc và chi khác lãi ròng 83.545.000 đồng.

Để đạt được hiệu quả cao từ mô hình, ông Khai cho biết: Trước hết phải cải tạo ao đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, chọn con giống đảm bảo có chất lượng tốt để đạt được tỷ lệ sống cao tránh hao hụt, cỡ cá giống thả ban đầu phải 1kg/con, mật độ thả phù hợp nhất là 0,7 con/m2, thời vụ nên thả nuôi vào tháng 4 - 5 kéo dài đến tháng 10 - 11.

Ngoài ra, thức ăn chính cho cá trắm, chép giòn là đậu tằm là để tạo độ giòn, dai thịt của cá. Trước khi cho cá trắm ăn, cần ngâm hạt đậu tằm với nước và pha ít muối. Ngâm trong vòng 12 - 14h. Sau đó vớt đậu tằm ra, rửa qua nước ngọt, bỏ vào bì ủ cho đến khi nứt mầm thì mới cho cá ăn. Trong giai đoạn đầu, không được tranh thủ cho cá ăn cỏ mà phải cho ăn bằng 100% đậu tằm. Cho ăn sau 3 tiếng thì quan sát xem cá có ăn hết hay không. Nhờ đó dễ dàng cân đối, điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp.

Khi cho ăn, hạt đậu rất dễ bị chìm nên thả đậu cho cá ăn từng ít một. Lượng thức ăn hàng ngày của cá được tính theo 2 – 3% tổng trọng lượng cá nuôi trong ao. Dùng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn, nhá được làm từ khung sắt có đường kính 80cm, rộng từ 3 – 4m2, chiều cao đáy 25 – 30cm. Một ngày cho cá ăn 1 lần, nhá được đặt ở đáy ao . Nhá được vây xung quanh 1 lớp lưới để giữ cho đậu không bị trôi ra ngoài. Trong suốt quá trình dùng nhá, phải đình kỳ kiểm tra, vệ sinh tối thiểu 4 lần/tháng để phòng bệnh cho cá.

Nuôi cá trắm, chép giòn bằng thức ăn đậu tằm có thời gian nuôi ngắn, điều kiện quay vòng vốn nhanh phù hợp với điều kiện tại TP Vinh. Đây là đối tượng nuôi mới có thể áp dụng trên vùng nuôi cá truyền thống lâu năm, hiệu quả kinh tế không cao.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.