| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chim trĩ 'bỏ túi' 60 triệu đồng/tháng

Thứ Năm 25/05/2017 , 07:20 (GMT+7)

Nhờ nuôi theo hình thức kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Nguyễn Bảo Ngọc ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) xuất bán ra thị trường trên dưới 1.000 con gồm chim thịt và con giống, sau khi trừ chi phí “bỏ túi” 50 - 60 triệu đồng.

Anh Ngọc cho biết, anh đến với nghề nuôi chim trĩ rất tình cờ sau khi trò chuyện với một người bạn làm đầu bếp mách bảo về nhu cầu thịt chim trĩ cho các nhà hàng, nhưng không tìm được nguồn cung ổn định.

10-05-23_2
Anh Ngọc chăm sóc chim trĩ

Sau khi nắm bắt ý tưởng và tìm hiểu đầu ra tiêu thụ, tháng 6/2015 anh Ngọc bắt đầu khởi nghiệp nghề nuôi. Ban đầu, anh thả khoảng 500 con, trong đó 100 con giống bố mẹ, với tổng giá đầu tư 70 triệu đồng để nuôi thử nghiệm.

Những ngày đầu tiên thả nuôi, anh vấp phải khó khăn do không nắm vững kỹ thuật nên chim trĩ liên tục bị hao hụt. Nhưng nhờ chịu khó vừa nuôi, vừa học hỏi và liên tục mua giống bổ sung đàn, nên sau 1 năm gây dựng đàn chim trĩ của nhà anh lên đến 3.000 - 4.000 con và bắt đầu cho thu hoạch, lãi khá.

“Lúc đầu nuôi chim trĩ bị chết nhiều lắm nên gia đình không tin tưởng vào tính khả thi của mô hình. Nhiều lúc “lời ra tiếng vào” khiến tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự kiên trì trong lúc khó khăn nhất và ham học hỏi để hoàn thiện mô hình, tôi đã dần khắc phục được sự hao hụt đàn. Giờ đây đàn chim trĩ sinh trưởng và phát triển tốt”, anh Ngọc chia sẻ.

Dẫn chúng tôi tham quan trại nuôi chim trĩ, anh Ngọc giới thiệu với diện tích 1.000m2, được xây dựng bài bản từng khu nuôi thịt, nuôi giống và khu ấp nở riêng biệt nên rất thuận lợi từ khâu chăm sóc.

10-05-23_3
Chuồng nuôi chim trĩ được rào kín bằng lưới

Nhờ nuôi theo kiểu "cuốn chiếu" cùng liên kết nhiều hộ nuôi do anh cung cấp giống nên cho thu hoạch liên tục. Hiện đầu ra chim trĩ thịt anh chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng ở Khánh Hòa và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Giá cả khoảng 300.000 đồng/con (loại chim thịt). Ngoài ra anh còn bán con giống với giá từ 50.000 - 100.000 đồng/con (tùy tháng tuổi) và chim trĩ bố mẹ với giá 2,5 triệu đồng/cặp (chim trĩ xanh) và từ 800.000 - 1,5 triệu đồng/cặp (chim trĩ đỏ và tím) cho các hộ nuôi.

Chia sẻ về nghề nuôi chim trĩ, theo anh Ngọc cũng đơn giản, thức ăn của chúng là thóc, bắp như cho ăn các loại gia cầm. Tuy nhiên để nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, bởi chim trĩ hay bị hao hụt mạnh nếu không bố trí mật độ nuôi hợp lý, phòng bệnh cho đến chăm sóc và cho ăn.

Chim trĩ từ khi ấp nở cho đến 1 tháng tuổi là giai đoạn chim yếu nhất nên phải chăm sóc kỹ bằng cách nuôi trong chuồng úm, nhiệt độ dao động từ 36 - 38oC (tùy thời điểm), đặc biệt tiêm vacxin đầy đủ từ sau khi sinh. Bên cạnh đó chuồng nuôi phải được vệ sinh thường xuyên; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, thậm chí nấu nước sôi để nguội cho chim non uống. Mật độ nuôi phù hợp khoảng 50 con/m2.

10-05-23_5
Khu nuôi chim trĩ thịt

Chim trĩ từ 1 tháng tuổi trở lên khi ra ràng (thả nuôi ngoài tự nhiên trên sân đất) cần phải hiểu đặc tính chim lúc này hay đánh nhau cho đến chết. Để tránh hao hụt đàn, cần bố trí chuồng nuôi rộng rãi có sân chơi và chỗ phơi nắng và được rào kín bằng lưới để ngăn chim thoát ra ngoài. Ngoài ra, chuồng nuôi có mái che có thể lợp toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông và thiết kế có nhiều cành cây để chim đậu, bay nhảy. Mật độ nuôi từ 4 - 5 con/m2...

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm