| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chim yến nhà - Nghề đặc thù mang lại giá trị kinh tế cao

Thứ Sáu 27/11/2020 , 14:37 (GMT+7)

Dẫn dụ, gây nuôi chim yến là một nghề cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, từ 1.500 - 2.000 USD/kg tổ yến.

Đó là thông tin được chi sẻ tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp Chủ đề: “Phát triển bền vững ngành nuôi yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức tại TP Rạch Giá, sáng 27/11.

Nhà nuôi chim yến tăng rất nhanh

Khai mạc diễn đàn, TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thông tin, nghề nuôi chim yến ở Việt Nam đã xuất hiện từ thế kỷ XIX, nhưng nghề nuôi thương mại mới phát triển từ đầu những năm 2000 và tăng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Hiện nay, cả nước có 43/63 tỉnh, thành có nhà nuôi chim yến, với số lượng khoảng gần 12 ngàn nhà nuôi yến, sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 102 tấn/năm.

Cả nước có 43/63 tỉnh, thành có nhà nuôi chim yến, trong đó Kiên Giang là tỉnh có nhiều nhà nuôi chim yến nhất, với khoảng 2.500 nhà. Ảnh: Trung Chánh.

Cả nước có 43/63 tỉnh, thành có nhà nuôi chim yến, trong đó Kiên Giang là tỉnh có nhiều nhà nuôi chim yến nhất, với khoảng 2.500 nhà. Ảnh: Trung Chánh.

Doanh thu mang lại lên đến hàng ngàn tỷ đồng, giá bán hiện nay từ 10-30 triệu đồng/kg tổ yến, tùy chất lượng theo phân loại A, B, C. Riêng tổ yến đảo tự nhiên có thể lên đến vài ngàn USD/kg.

Có 3 vùng là ĐBSCL (13/13), Đông Nam Bộ (6/6), Nam Trung Bộ (8/8) có 100% tỉnh, thành có nhà nuôi chim yến. Tỉnh có số nhà yến nhiều nhất là Kiên Giang (khoảng 2.500 nhà), Bình Thuận (1.200 nhà)…  

Kiên Giang hiện là tỉnh có số lượng nhà yến nhiều nhất cả nước, với khoảng 2.500 nhà, trong đó nhà kiên cố chiếm khoảng 50%, sản lượng tổ yến thu hoạch ước đạt 17 tấn/năm, mang lại doanh thu trên 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, nghề nuôi chim yến nhà tăng nhanh thời gian qua cũng gây ra những bất cập, như phát triển trong đô thị, khu dân cư, gây ô nhiềm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường…

Hơn nữa, nghề nuôi chim yến tự phát, sản phẩm làm ra không có thương hiệu, giá cả đầu ra luôn bị biến động.

TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc phát bi63u tại diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc phát bi63u tại diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Theo các đại biểu, bất cập hiện nay không chỉ là việc xây nhà nuôi chim yến tự phát, không theo quy hoạch, dẫn đến ô nhiêm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường… Chưa xây dựng được thương hiệu, thị trường tiêu thụ, mà chỉ xuất khẩu tiểu ngạch với giá thấp.
Ngoài ra, còn có tình trạng một số người dùng bẫy bắt chim yến để bán cho những người mua chim phóng sinh, thậm chí giết thịt, gây giảm tổng đàn trong tự nhiên.

Phát triển nghề nuôi chim yến bền vững

Theo Cục Chăn nuôi, khu vực Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến và có nhiều nước có nghề nuôi chim yến phát triển. Riêng Việt Nam hiện có sản lượng khoảng hơn 100 tấn/năm, ngoài tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu đi Đài Loan, Trung Quốc…

Về thể chế và quản lý nghề nuôi chim yến, Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư có liên quan. Đặc biệt Luật Chăn nuôi năm 2018 đã đề ra những quy định cụ thể về quản lý nuôi chim yến.

Dẫn dụ, gây nuôi chim yến là một nghề cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, từ 1.500 - 2.000 USD/kg tổ yến. Ảnh: Trung Chánh.

Dẫn dụ, gây nuôi chim yến là một nghề cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao, từ 1.500 - 2.000 USD/kg tổ yến. Ảnh: Trung Chánh.

“Trong đó, quy định vùng nuôi chim yến do UBND tỉnh, thành trình HĐND cùng cấp quyết định. Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 đề xi ben A (dBA), thời gian phát âm thanh từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày”.

Để nghề nuôi chim yến nhà phát triển bền vững, cần tuân thủ các quy định, xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị yến sào, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại để xuất khẩu chính ngạch sang các nước có nhu cầu.

Để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững, Cục Chăn nuôi  (Bộ NN-PTNT), đề xuất Chính phủ “Sớm ban hành Nghị định xử phạt để có chế tài xử lý khi có vi phạm trong hoạt động chăn nuôi nói chung và ngành yến nói riêng, nhất là tình trạng săn bắt giết thịt, phóng sinh. Có chính sách hỗ trợ sơ chế, phát triển thị trường”.

Tại diễn đàn, các hộ dân có nhà nuôi chim yến đã đạt hàng loạt câu hỏi liên quan đến quy định, chính sách, kỹ thuật nuôi và thương mại hóa sản phẩm tổ yến.

Về xây dựng, vận hành nhà yến hiệu quả, theo các chuyên gia tư vấn cần đảm bảo các yếu tố chọn vị trí thuận lợi, làm nhà đúng kỹ thuật… Độ ẩm trong nhà yến nên duy trì tốt nhất từ 70-90%. Về mùi dẫn dụ, cần cân nhắc khi sử dụng mùi nhân tạo, nên dùng phân chim tự nhiên để tạo mùi. Âm thanh, nên tuân thủ quy định về cường độ, thời gian phát, loa ngoài đặt hướng lên trời để hạn chế làm phiền các hộ chung quanh trong khu vực.

Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Trung Chánh.

Ngoài ra, các hộ nuôi còn hỏi về nguyên nhân chim yến bị chết, giảm đàn… Theo các diễn giả, có nhiều nguyên nhân làm chim yến chết: chết do tuổi thọ, dịch bệnh, chết do chọn lọc tự nhiên những con yếu, dị tật, chim non chết do thiếu thức ăn theo mùa, do bố mẹ bị săn bắt… Thông thường vào mùa đông, mùa mưa chim sẽ chết nhiều hơn các mùa khác.
Giải pháp hiện nay là thực hiện cứu hộ trứng và chim non để ấp nở nhân tạo, nuôi dưỡng chim non bằng thức ăn nhân tạo, khi chim trường thành thì cho nhập đàn trở lại.

Về kỹ thuật, để thu hoạch tổ yến đạt lại A bán giá cao. Thứ nhất cần lưu ý trong quá trình xử lý chất dẫn dụ, vận hành nhà yến, có thể làm tồn dư kim loại năng trong tổ yến.
Thứ 2 cần thường xuyên vệ sinh nhà yến, không để phân quá nhiều, tạo mùi hôi thú. Thứ 3 là nên thu hái tổ đúng thời điểm, không để quá lâu gây xuống màu, nhiều tạp chất (lông)…

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm