| Hotline: 0983.970.780

Quản lý nuôi chim yến như gà mắc tóc

Thứ Bảy 30/11/2019 , 11:12 (GMT+7)

Nghề nuôi chim yến tại ĐBSCL phát triển khá nhanh, đến nay đã có hàng ngàn nhà nuôi yến kiểu tự phát. 

 

Nhà yến được xây dựng tại khu dân cư.

Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân thi nhau xây dựng, cải tạo nhà ở để làm nơi dẫn dụ và gây nuôi chim yến. 

Trước thời điểm tháng 6/2013 toàn tỉnh Sóc Trăng chỉ có 17 hộ dẫn vụ chim yến với tổng đàn ước tính khoảng 7.600 con, đến nay đã tăng lên hơn 480 hộ, với tổng đàn khoảng 80.500 con.

Tuy nhiên, theo Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, bên cạnh lợi nhuận kinh tế cao thì nghề nuôi chim yến cũng có nhiều rủi ro, bởi báo cáo về ngành nuôi chim yến của cả nước trong khu vực thì tỷ lệ thành công trong quá trình dẫn dụ yến chỉ khoảng 30 -  40%.  

Bạc Liêu là một trong những địa phương được xem là có hộ dẫn dụ, gây nuôi chim yến lớn tại ĐBSCL. Toàn tỉnh có khoảng 950 nhà nuôi yến. Qua khảo sát thực tế thì việc dẫn dụ gây nuôi chim yến đã góp phần không nhỏ cho thu nhập, phát triển kinh tế của các hộ dân cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tính đơn giản, nếu trong số 950 nhà yến, thì chỉ có 50% số hộ gây nuôi thành công, mỗi tháng thu 1kg tổ yến/hộ, như vậy mỗi tháng cả tỉnh sẽ có 475 kg, nếu tính bình quân 1kg/1.000USD, thì cũng sẽ thu được 475 ngàn USD mỗi tháng.

Tuy vậy, việc dẫn dụ gây nuôi chim yến cũng có không ít những hệ lụy, bất cập như tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường ở nhiều khu dân cư. Bên cạnh đó, nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng cần được kiểm soát.

Đây là nhà yến được xây dựng trái phép trên phần đất nông nghiệp

Được biết, do tỉnh Bạc Liêu chưa có quy định về việc dẫn dụ, gây nuôi chim yến nên hầu hết người dân nuôi yến tự phát. Theo ghi nhận, tại địa bàn TP Bạc Liêu đã có hàng trăm công trình nuôi chim yến, đặc biệt có những khu dân cư tập trung chỉ một đoạn đường ngắn đã có cả chục cơ sở dẫn dụ, gây nuôi chim yến san sát nhau, thậm chí gần trường mẫu giáo, trước cổng bệnh viện…

Theo tìm hiểu, hầu như không có cơ sở nào xin phép cho việc gây nuôi yến, mà họ chỉ dừng lại ở việc xin giấy phép xây dựng, cải tạo công trình nhà ở, rồi cải biến nội thất thành nhà nuôi chim. 

Bên cạnh đó, chưa kể đến việc chim yến vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao H5N1.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với các ngành chức năng liên quan tiến hành tổ chức khảo sát thực tế về âm thanh, tiếng ồn và giám sát dịch bệnh tại một số cơ sở dẫn dụ, gây nuôi yến. 

Cần sớm ban hành quy định về nghề nuôi chim yến 

Trả lời ý kiến của đại biểu về vấn đề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm âm thanh do nuôi chim yến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết: “Nuôi chim yến là một nghề mới, vì vậy trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội thảo về nuôi yến để xác định vai trò, vị trí, tiềm năng trong phát triển kinh tế, đồng thời có giải pháp khuyến cáo, quy định tạm thời tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm âm thanh”.

Cũng theo Chủ tịch Dương Thành Trung, tỉnh đang phối hợp với một số đơn vị liên quan và chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện để trung tuần tháng 10/2019  này sẽ diễn ra “Hội thảo chuyên ngành về ngành nuôi chim yến”.

Qua đó, sẽ lấy ý kiến của các nhà khoa học, các cơ sở nuôi chim yến và các đơn vị chế biến, phân phối sản phẩm từ yến và các ngành chức năng liên quan, để tổng hợp làm cơ sở ban hành quy định tạm thời cho ngành, nghề nuôi chim yến tại địa phương.

Việc ban hành “Quy định tạm thời về lĩnh vực dẫn dụ, gây nuôi chim yến”, chính là cơ sở, hành lang pháp lí để kiểm soát phần nào tình trạng dẫn dụ, gây nuôi chim yến phát triển tràn lan, khó kiểm soát, gây bức xúc cho nhân dân như hiện nay. Qua đó cũng góp phần tạo nguồn thu cho nhập cho các hộ theo đuổi nghề nuôi chim yến và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Bạc Liêu.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện, đã có Công văn Số 1712/UBND-TH ngày 15/8, về việc “Tăng cường quản lý hoạt động nuôi chim yến tại các đô thị trên địa bàn tỉnh”. Nội dung văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố phải lập danh sách các nhà yến đang tồn tại (kể cả đang xây dựng) trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, không để phát sinh nhà yến mới trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện ,thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để phát sinh nhà yến mới yến địa bàn phường thị trấn mình quản lý.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cũng đa ban hành Công văn số 2022/UBND-TH, ngày 24/9 về việc “Kiểm soát hoạt động nuôi chim yến tại các đô thị trên địa bàn tỉnh”. Nội dung văn bản nói rõ, trong thời gian chờ Nghị định hướng dẫn Luật chăn nuôi ban hành và có hiệu lực, để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cư dân trong khu vực nuôi chim yến và chủ động phòng, chống nguy cơ lây lan dịch cúm H5N1.

Vấn đề cấp bách của nghề nuôi yến hiện nay là cần có quy hoạch cụ thể vùng nuôi, đào tạo kỹ thuật cho người nuôi, Quy hoạch vùng thức ăn cho yến.

Ngoài ra, cần phải thông tin truyền thông có người dân hiểu rõ hơn về các quy định, chính sách của nhà nước, cách vừa khai thác, vừa bảo vệ đàn yến, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu những đặc tính nuôi yến trong điều kiện tự nhiên nuôi tại ĐBSCL.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.