| Hotline: 0983.970.780

Nuôi côn trùng lãi 500.000đ/ngày

Thứ Tư 01/10/2008 , 08:00 (GMT+7)

Đó là mô hình của ông Đoàn Văn Sâm hiện ngụ tại số 108, khu phố 2, đường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM,...

Đó là mô hình của ông Đoàn Văn Sâm hiện ngụ tại số 108, khu phố 2, đường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM, chuyên nuôi côn trùng (người dân thường gọi là sâu gạo) để làm mồi cho chim, cá kiểng ăn.

Ông Đoàn Văn Sâm cho biết: Trước đây tôi nuôi chim cảnh, nhưng thức ăn cho chim mua khó khăn lắm, mỗi lần mua phải lên tận ngã 7, quận 3 mới mua được. Tình cờ gặp một người bạn ở huyện Bình Chánh đang sống bằng nghề nuôi sâu gạo, ông học hỏi kinh nghiệm, mua giống về nuôi thử.

Lúc đầu ông nuôi vài chậu, ông nghĩ nuôi sâu để làm thức ăn cho chim của nhà, về sau thấy dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, ông bỏ nuôi chim chuyển qua nghề nuôi sâu. Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, dần dà trại của ông lên tới gần 1.000 chậu sâu. Ông cho hay nuôi côn trùng này rất dễ, ai nuôi cũng được, vốn đầu tư thấp, lợi nhuận hấp dẫn. Quy trình sinh sản: Từ con quy (nhỏ bằng hạt đậu đen, có màu đen), đẻ ra trứng, nở ra nhộng, sau đó nở thành sâu gạo.

Con giống: Có thể mua ở các cơ sở sản xuất giống hoặc tự tìm bới ở các nhà máy xay xát lúa gạo.

Thức ăn: Chủ yếu là cám lúa gạo, tận dụng vỏ thơm (dứa, khóm) chín, bã mía, mì vụn, ruột cá, đầu cá rửa sạch cho vào nồi nấu chín cho chúng ăn. Nuôi sâu gạo không gây ô nhiễm môi trường, chuồng trại không có mùi.

Chuồng trại: Tận dụng chuồng nuôi heo, nuôi gà cũ bỏ, đóng kệ nhiều tầng, xếp chậu nhựa lên, cho sẵn thức ăn gồm cám gạo, vỏ thơm, đầu cá vào.

Thả giống: Thả quy, 12 ngày sau quy đẻ xong, dùng sàng tách quy mẹ ra, trứng sẽ nở ra nhộng, nuôi 8 ngày sau là bán được. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản và phát triển là 32- 35 độ (xung quanh chuồng có hệ thống rãnh nước để ngăn chuột và kiến bò vào).

Thu hoạch: Từ khi thả giống tới lúc thu hoạch khoảng 20 ngày, dùng sàng mắt nhỏ sàng lược bỏ hết cám, vỏ thơm, đầu cá, lấy sâu cho vào túi vải thưa giao cho các mối. Cao điểm ông Sâm bán 100 lon/ngày với giá 9.000đ/lon, thu 900.000đ, trừ chi phí lãi ít nhất 500.000đ/ngày. Thị trường tiêu thụ tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Đà Lạt, TPHCM… Ngoài ra chất thải của giống côn trùng này làm phân bón cho cây kiểng rất tốt, giá 1.000 -1.500đ/kg.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất