| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dế thu nhập 15 triệu đồng/tháng

Thứ Tư 11/07/2012 , 10:43 (GMT+7)

Mỗi tháng xuất hơn 150 kg dế thịt, với giá thị trường hiện nay dao động từ 120.000-150.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Hà lãi khoảng 15 triệu đồng.

Mỗi tháng xuất hơn 150 kg dế thịt, với giá thị trường hiện nay dao động từ 120.000-150.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 15 triệu đồng. Đó là mô hình nuôi dế của gia đình chị Lê Thị Thu Hà, phường Phước Long, TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chị Hà cho biết, năm 2009 sau khi tham quan mô hình nuôi dế của người bạn ở phường Phước Hòa, chị liền muốn áp dụng theo. Bởi nhận thấy mô hình này chi phí đầu tư thấp, nhưng lãi cao, kỹ thuật chăm sóc cũng không phức tạp. Vì thế sau khi chuẩn bị chuồng nuôi chị mua 10 ổ trứng dế, với giá 300.000 đ/ổ về cho ấp nở. Không ngờ dế lớn nhanh và sau thời gian ngắn chị đã thu về cả vốn lẫn lãi.

Thấy nghề nuôi dế hái ra tiền nên chị đầu tư nhân rộng mô hình. Từ nuôi dế trong chậu nhựa chị chuyển sang nuôi trong thùng xốp, gỗ có kích thước dài 2m; rộng 1m; cao 0,5 m nhằm hạn chế hao hụt và thuận tiện chăm sóc. Ngoài ra nhiều loại dế cũng được chị nuôi như dế ta, dế cơm… để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Dẫn chúng tôi xem mô hình nuôi dế nhà mình, chị Hà cho biết thêm hiện gia đình nuôi 30 thùng, mỗi tháng thu từ 5-7 kg/thùng dế thịt, với giá thị trường từ 120.000-150.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi 15 triệu đồng. Điều thuận lợi trong nuôi dế là yêu cầu diện tích nuôi không lớn, chuồng trại dễ làm, có thể tận dụng thùng các-tông, xốp làm chuồng. Hơn nữa thời gian nuôi ngắn, khoảng 1,5-2 tháng là dế bắt đầu cho thu hoạch, nên nhanh thu hồi vốn.

Cũng theo chị Hà, thức ăn của dế chủ yếu là cám gạo, rau, cỏ và bột ngũ cốc các loại… Tuy nhiên thức ăn chỉ nên cho ăn trong ngày, nếu còn dư phải bỏ và không cho dế ăn mầm đậu các loại, vì có thể làm chúng bị rụng râu, chân gây chết. Dế ít uống nước nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho chúng. Trong quá trình nuôi dế sẽ trải qua 4 lần lột xác và cứ mỗi lần lột xác như vậy dế rất mềm nên thường bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế trú ẩn.

Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh và bắt đầu đẻ trứng. Vì vậy người nuôi cần chuẩn bị một khay đất xốp, hơi ẩm để dế đẻ trứng vào trong đó và sáng hôm sau thì lấy khay trứng đó ra. Sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp các khay trứng chồng lên nhau, dùng khăn ẩm phủ lên, giữ nhiệt độ cần cho trứng khoảng 25 độ C. Sau 9-12 ngày là dế sẽ nở trứng và 4 ngày sau là trứng sẽ nở hết.

Cũng cần lưu ý dế thường hay mắc bệnh đường ruột nhưng nếu giữ gìn vệ sinh chuồng sạch sẽ, thoáng mát, thức ăn, nước uống thay hàng ngày thì không đáng lo ngại. Chăm sóc nuôi dưỡng dế rất đơn giản, ít vốn, hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm