| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch Thái và cá cá rô đồng lai trên diện tích 11.000m2, thu 3 tỷ đồng/năm

Thứ Hai 25/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Sau khi bị gục ngã vì “con kêu ồm ộp” vào năm 2005, thiệt hại trên 300 triệu đồng, không nản chí, ông đã đứng lên gây dựng lại. Và, giờ đây ông đang sở hữu trang trại rộng tới 11.000m2, chuyên nuôi ếch Thái Lan và cá rô đồng lai.

Có duyên với... ếch

Mở đầu câu chuyện, ông Bùi Thọ Thính (SN 1957, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) không ngần ngại bật mí: “Tổng doanh thu cả năm của gia đình tôi là trên 3 tỷ đồng nhờ con ếch và cá rô đồng lai”. Không những thế, ông còn tự hào mình là người đầu tiên của tỉnh đang nuôi tôm bằng nước ngọt cho hiệu quả cao.

11-17-34_nh_1
Ông Bùi Thọ Thính

Với ông, có được thành quả như ngày hôm nay, ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Ông Thính bảo, muốn nuôi con gì, trước hết phải tâm huyết với nghề, phải hiểu được đặc tính, tính nết của vật nuôi. Cho ăn lúc nào là cần thiết, cho chơi lúc nào là đúng thời gian, vệ sinh chuồng trại lúc nào là hợp lý… Những thứ đó, ông Thính nhớ như in trong đầu.

Nói có sách, mách có chứng, ông liền ngồi bật dậy dẫn tôi đi dạo quanh khu trang trại của gia đình. Vừa bắt một con ếch cho tôi xem, ông Thính vừa nói: “Với 15 năm kinh nghiệm nuôi ếch Thái Lan nên tôi hiểu rõ được đặc tính của chúng, thời gian nào cho ăn là thích hợp, thời gian cần vệ sinh chuồng trại…”, ông Thính cười.

Nhớ lại thời gian đầu mới làm trang trại, ông Thính không sao quên hết được những ngày gian khó. Năm 2002, khi có chủ trương chuyển đổi đất hai lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, ông Thính đã mạnh dạn đăng ký và được UBND xã chấp thuận.

Đứng giữa cánh đồng rộng lớn, việc đầu tiên ông Thính nghĩ là làm gì và nuôi con gì để cho phù hợp với thổ nhưỡng, nguồn nước nơi đây. Ở xứ đồng đất chua như thế này, việc chọn loại thủy sản để phát triển kinh tế gia đình là rất khó. Nếu chọn nuôi cá truyền thống như cá trôi, cá trắm hay cá chép sẽ không có lãi, bởi chúng không hợp đất.

Sau vài ngày tìm tòi con giống, ông đã chọn cho mình được loài ếch Thái Lan, một loại thủy sản dễ nuôi, dễ chăm sóc. Ông bắt đầu “chiến dịch” cải tạo ruộng hóa ao theo sự hướng dẫn và tiêu chí của lãnh đạo xã đã vạch ra trước đó.

Đến khi dần hình thành cái “ao” thì lại không phù hợp với tiêu chí nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với con ếch; cuối cùng phải cải tạo lại vài lần, tốn kém gần 1 tỷ đồng mới tạm ổn định.

11-17-34_nh_2
Đàn ếch được đưa vào bể để giữ ấm

“Do chưa có kinh nghiệm nên gia đình cải tạo theo sự hướng dẫn của lãnh đạo xã. Nhưng cuối cùng lại không phù hợp với tiêu chí nuôi trồng thủy sản, gia đình phải cải tạo lại nhiều lần mới phù hợp. Tốn kém lắm đấy”, ông Thính nhớ lại.
 

Thu tiền tỷ

Năm đầu tiên, ông nuôi khoảng 5 nghìn con ếch, đầu ra tiêu thụ đảm bảo nên sang năm thứ hai, gia đình tăng số lượng ếch lên đến 1 vạn con và cứ tăng dần lên theo từng năm.

Tưởng chừng, cuộc đời ông sẽ rẽ sang trang mới với nhiều thắng lợi thì năm 2005 ông bị gục ngã, tốn kém hơn 300 triệu đồng. Hàng vạn con ếch đang thời kỳ phát triển bỗng bị dịch mắt đỏ và chết hết sạch.

Nói về nguyên nhân ếch chết hàng loạt, ông Thính bộc bạch: “Năm đó, gia đình có nuôi thêm đàn vịt và thả ra ao. Vịt ăn và thải phân trực tiếp xuống ao đã làm nguồn nước bị ô nhiễm, do đó ếch bị dịch mắt đỏ và chết trương phình bụng lên mặt nước. Gia đình phải vớt đem đi tiêu hủy, vệ sinh lại ao”.

Không nản chí, ông Thính đã tự đứng dậy để gây dựng lại trang trại. Ông tiếp tục đầu tư 1 vạn con ếch giống về thả. Tạm gác công việc gia đình, ông đi tham quan một số mô hình nuôi ếch ở các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách phòng chống bệnh cho loại thủy sản này.

Với mật độ nuôi 1 vạn con/sào, tuy khá dầy nhưng từ năm 2006 đến nay, trang trại ếch của gia đình ông ít khi xảy ra dịch bệnh. Đàn ếch cứ lớn nhanh như thổi, đẻ trứng rất sai (trung bình 1 con đẻ 4.000 trứng). Và cứ thế, số lượng ếch của gia đình tăng dần lên. Có thời điểm lên đến khoảng 20 vạn con.

11-17-34_nh_3
Theo ông Thính, đàn ếch này sang năm bắt đầu sinh sản

Ngoài ếch bán thương phẩm (2 - 3 lứa/năm), ông còn bán ếch giống. Trung bình mỗi năm, gia đình ông bán hơn 30 tấn ếch thương phẩm, trên 70.000 con ếch giống. Với giá bán hiện tại là 42 nghìn đồng/kg ếch thịt; 1.200 đồng/con ếch giống, mỗi năm gia đình ông “đút túi” tiền tỷ.

“So với đối tượng thủy sản khác, ếch Thái Lan rất dễ chăm sóc, đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao”, ông Thính khẳng định.

Với 15 năm kinh nghiệm nuôi ếch Thái Lan, ông Thính cho rằng, ếch bố mẹ được chọn phải khỏe mạnh. Nên chọn ếch từ 2 - 3 năm tuổi vì cỡ này ếch cho số lượng trứng nhiều và chất lượng tốt nhất.

Mùa sinh sản của ếch từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch nên chế độ ăn dành cho ếch mẹ rất có hạn. Theo ông Thính, không nên cho ếch mẹ ăn nhiều quá chất đạm, dễ gây béo phì và ít đẻ trứng. Thức ăn cho ếch cũng đơn giản, chủ yếu là cám và cá băm.

Hỏi về kỹ thuật nuôi ếch giống và ếch thịt, ông Thính chia sẻ, nguồn nước phải luôn đảm bảo vệ sinh, nếu không ếch dễ mắc bệnh như ghẻ lở, chướng bụng, gan, thần kinh, đặc biệt là bệnh đau mắt. Nếu ếch mắc phải một trong những bệnh đó thì phải phòng chống bằng thuốc tỏi tự chế, vệ sinh lại môi trường…

Về mùa hè phải có mái chống nắng còn mùa đông nên đưa ếch vào bể để giữ ấm. Hiện tại, thị trường tiêu thụ của ông chủ yếu là Hải Phòng và trong tỉnh.

Ngoài mô hình nuôi ếch Thái Lan, gia đình ông Thính còn nuôi thêm cá rô đồng lai, mỗi năm tiêu thụ ra thị trường hàng triệu con cá giống và cá thương phẩm, đem lại thu nhập khá.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm