| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà an toàn sinh học ở Ninh Bình

Thứ Tư 26/03/2014 , 10:33 (GMT+7)

Sử dụng đệm lót lên men có thể giảm được nồng độ các chất khí độc hại trong chuồng nuôi nhờ các vi sinh vật có ích.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Huy, 54 tuổi ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư đã có hơn 20 năm chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo phương thức nuôi nhốt truyền thống. Với một không gian khá chật hẹp, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn tiêu tốn rất nhiều công lao động của gia đình trong việc dọn dẹp chuồng trại.

Ông Huy chia sẻ: “Khu nuôi gà của gia đình tôi được ngăn làm nhiều ô chuồng, mỗi ô có diện tích 30 m2. Với nền xi măng trải một lớp trấu phía trên, cứ 5 ngày, vợ chồng tôi phải thay trấu một lần do lượng phân gà thải ra quá lớn dẫn đến bốc mùi hôi thối, tạo môi trường để vi sinh vật có hại sinh sôi.

Vào những ngày nắng nóng, dù đã bịt khẩu trang và quần áo bảo hộ nhưng khí CO2 xộc lên chảy nước mắt, mồ hôi tứa ra như vừa tắm.

Sử dụng dịch lên men của chế phẩm vi sinh để phun vào chỗ có mùi hôi thì chỉ sau một thời gian ngắn đã giảm mùi rõ rệt. Nhờ đó, tỷ lệ gà nhiễm các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hoá giảm rõ rệt. Gà lớn nhanh hơn, chi phí chăn nuôi giảm xuống.

Bên cạnh đó giá một bao trấu ở thời điểm hiện tại khoảng 20.000 đồng; mỗi lần thay mất 2 bao/chuồng.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của con gà từ giai đoạn nuôi úm đến lúc xuất bán khoảng 3 tháng.

Vị chi, số tiền tôi phải đầu tư cho nền chuồng lên tới 720.000 đồng/chuồng rộng 30 m2 nên gần như không có lãi”.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học bằng chế phẩm men vi sinh trong chăn nuôi gà ATSH tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.

Ông Huy may mắn được tham gia mô hình này.

Sau khi được Ban chủ nhiệm đề tài tập huấn chuyển giao công nghệ, ông Huy tiếp nhận 300 gà giống Lương Phượng 1 ngày tuổi.

Để thiết kế đệm lót, chủ trại gà đã rải một lớp trấu dầy 10 cm rồi thả gà nuôi úm.

Sau khi gà được 6 ngày tuổi, tiến hành ủ 0,5 kg men BALASA N01 với 0,5 kg cám gạo và 2 kg cám ngô. Lên men trong 2 ngày để tăng nhanh số lượng vi khuẩn hữu ích sau đó rắc đều chế phẩm đã lên men lên bề mặt, xoa nhẹ lớp trấu để men phân tán đều khắp.

Ông Huy cho biết: “Áp dụng kỹ thuật này, gia đình tôi không phải thay bất cứ lượt trấu nào trong toàn bộ chu kỳ nuôi, gà sạch bệnh và bước vào phòng không cảm thấy mùi hôi khó chịu. Mặt khác, con gà có tập tính bới trấu và bỗ mỏ xuống nền, phân thải ra đến đâu được đảo trộn ngay tức khắc”.

Khi tôi đến thăm, lứa gà Lương Phượng trong trang trại gà của ông Huy đã đến thời kỳ xuất bán (tức tấm đệm lót trấu đã sử dụng được gần 3 tháng), tuy nhiên nền chuồng hoàn toàn khô ráo, thậm chí, người chủ của đàn gà có thể bốc một vốc trấu dưới nền vân vê mà mặt vẫn tươi cười.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng phòng Tuyên truyền - Huấn luyện, Trung tâm KN Ninh Bình (Chủ nhiệm đề tài khoa học “Áp dụng công nghệ vi sinh làm đệm lót trong chăn nuôi gà ATSH”), đối với những trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn, lượng phân thải ra môi trường rất nhiều.

Biogas áp dụng trong chăn nuôi gia cầm khó thực hiện do tính chất của chất thải chứa nhiều nitơ, không thích hợp trong việc cân đối tỷ lệ N/C đảm bảo cho việc phân hủy và sinh khí trong bể phân giải nên việc áp dụng công trình khí sinh học đối với chăn nuôi gia cầm chưa rộng rãi. Chủ trại phải xử lý phân bằng cách ủ, cho cá ăn hoặc bón cây.

Trong khi đó, người dân có xu hướng ít dùng phân gà bón cho đồng ruộng, dẫn tới chất thải chăn nuôi thải bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường sống…

Do đó, sử dụng đệm lót vi sinh là giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán xử lý chất thải trong chăn nuôi tại Ninh Bình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các khí độc trong chuồng nuôi sử dụng men vi sinh giảm rõ rệt và thấp hơn rất nhiều so với lô đối chứng (không sử dụng men vi sinh).

Cụ thể, ở lô đối chứng, lớp độn lót nền không được thay dọn thường xuyên, tích tụ nhiều phân và chất thải của gà.

Ở những tháng nhiệt độ hay độ ẩm không khí chuồng nuôi cao, độn lót ẩm ướt thì nồng độ NH3, H2S trong không khí cũng cao rõ rệt, về cảm quan cũng có thể nhận rõ điều này.

Sử dụng đệm lót lên men có thể giảm được nồng độ các chất khí độc hại trong chuồng nuôi nhờ các vi sinh vật có ích thực hiện theo hai cách: Ức chế và khử vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong độn chuồng từ việc sản sinh các axit hữu cơ, chất có hoạt tính kháng sinh…

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm