| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà đẻ trứng khó mà dễ

Thứ Hai 30/11/2020 , 06:45 (GMT+7)

Nuôi gà đẻ trứng thương phẩm không nhiều người dám đầu tư bởi gà có đặc điểm sinh học riêng và rất nhạy cảm với tác động của môi trường.

Để đạt năng suất, chất lượng như mong muốn, việc nuôi gà đẻ trứng nói chung và gà đẻ trứng Ai Cập nói riêng đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm bắt chắc kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng bệnh. Ảnh: Nguyên Huân.

Để đạt năng suất, chất lượng như mong muốn, việc nuôi gà đẻ trứng nói chung và gà đẻ trứng Ai Cập nói riêng đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm bắt chắc kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng bệnh. Ảnh: Nguyên Huân.

Nuôi gà đẻ trứng từ năm 2005 đến nay, ông Nguyễn Văn Hưởng ở thôn 11, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc cho biết, so với con gà thịt chỉ cần nuôi trên 4 tháng là có thể được xuất bán thì chu kỳ khai thác của gà đẻ lên tới 1 năm.

Do gà trứng thời gian nuôi dài ngày nên sẽ phát sinh nhiều vấn đề nếu làm không tốt là thấy hậu quả ngay. Ông Hưởng chia sẻ giống gà trứng rất nhạy cảm, đặc biệt với giống Ai Cập như nhà ông đang nuôi.

Theo ông Hưởng, với người nuôi gà đẻ trứng, tỉ lệ đẻ và sản lượng trứng đóng vai trò quyết định đến giá thành và hiệu quả kinh tế, chỉ cần tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà lên khoảng vài phần trăm thôi thì kết quả mang lại thực sự khác biệt.

Ngoài ra, giá trứng gà có thể lên xuống thay đổi theo giá cả thị trường, nhưng nếu trại tuân thủ được quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, khống chế tốt dịch bệnh, quản lý chăm sóc tốt và đảm bảo chất lượng trứng đồng đều, ổn định đầu ra sẽ luôn đảm bảo và là yếu tố quyết định tới thắng lợi.

Chính vì nhìn ra hướng đi không thể khác này, nên ông Hưởng cực kỳ quan tâm đến các giải pháp giúp phòng bệnh và cải thiện nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị và xử lý. Bởi ông hiểu rằng, chi phí điều trị bệnh sẽ tốn kém hơn rất nhiều việc phòng và lại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đẻ của gà và chất lượng trứng.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi gà đẻ trứng lên 30.000 mái trong hai năm tới. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi gà đẻ trứng lên 30.000 mái trong hai năm tới. Ảnh: Nguyên Huân.

Vacxin được ông Hưởng coi là “con đê ngăn lũ” dịch bệnh hiệu quả nhất với nuôi gà trứng hiện nay nên không bao giờ ông Hưởng bỏ và lơ là bất cứ loại vacxin nào được khuyến cáo.

Với kinh nghiệm nuôi gà trứng 15 năm, quy mô đàn gà trứng trong chuồng luôn ổn định 10.000 - 15.000 mái, đã thử và trải nghiệm nhiều loại vacxin nhưng giờ ông Hưởng chỉ tin dùng hãng vacxin Medivac, hiệu con gà che ô của Thú y xanh. Hiện tại, ông đang dùng gần như đầy đủ bộ vacxin này.

Còn về an toàn sinh học và giúp giảm thiểu kháng sinh, ông Hưởng tâm đắc nhất là sản phẩm ALL-ZYM. “Cái All-zym này hay lắm! Từ ngày dùng nó vào chuồng gà không còn hôi thối nữa. Vệ sinh đảm bảo nên gà ăn tốt, ít bệnh, chỉ việc đẻ”, ông chia sẻ.

Vacxin được ông Hưởng coi là 'con đê ngăn lũ' dịch bệnh hiệu quả nhất với nuôi gà trứng hiện nay nên 15 năm nay ông chỉ tin dùng hãng vacxin Medivac, hiệu con gà che ô của Thú y xanh. Ảnh: Nguyên Huân.

Vacxin được ông Hưởng coi là “con đê ngăn lũ” dịch bệnh hiệu quả nhất với nuôi gà trứng hiện nay nên 15 năm nay ông chỉ tin dùng hãng vacxin Medivac, hiệu con gà che ô của Thú y xanh. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo các chuyên gia chăn nuôi, thú y, gà đẻ vốn rất nhạy cảm với các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất trứng. Nhất là khí hậu miền Bắc vào thời điểm giao mùa hay hanh khô, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao cộng với khi thức ăn không được tiêu hóa triệt để dẫn đến dư thừa, tạo phân nhiều mùi, hôi, hàm lượng NH3 trong chuồng tăng cao sẽ làm gia tăng các vấn đề về hô hấp cho gà.

Vì vậy, các chế phẩm có chứa men vi sinh, acid hữu cơ và enzyme như sản phẩm All-Zym mà ông Hưởng đang dùng là giải pháp cứu cánh cho những trang trại mà tiểu khí hậu chuồng nuôi kém, giúp tối ưu hóa khả năng tiêu hóa thức ăn, hạn chế tiêu chảy và giảm mùi hôi chuồng nuôi, giúp trại xây dựng định hướng hệ thống VietGAHP và Organic

Chính bởi hạn chế được tiêu chảy nên trại gà Ai Cập của ông Hưởng hầu như không phải dùng kháng sinh, trứng đủ điều kiện bán vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, trứng luôn được giá và ổn định đầu ra, là lợi thế mang lại lợi nhuận tốt hơn cho trang trại.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.

Đọc nhiều nhất