| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ốc nhồi có thực sự dễ dàng 'hốt bạc'?

Thứ Tư 06/07/2022 , 08:05 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Ông nhồi (ốc bươu đen) đang là loại ốc được cho là mang lại giá trị rất cao về kinh tế. Thế nhưng, sự thực có phải là ai nuôi ốc cũng dễ làm giàu?

Vài năm trở lại đây, do nhu cầu tiêu thụ ốc nhồi ngày càng lớn nên nhiều hộ dân ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk đã quyết định phá ao để chuyển sang nuôi ốc.

Nuôi ốc có thực sự dễ?

“Cuối năm 2019, người ta kháo nhau ở dưới miền Tây họ chuyển sang nuôi ốc hết rồi, giá tới 100.000 đồng/kg lận. Rồi nguyên một huyện đua nhau phá ao nuôi ốc nhưng chẳng ai thành công. Phần lớn ốc ở đây dễ mắc bệnh, chậm lớn, kích thước nhỏ, thậm chí chết sạch” anh N.T.Kiên (huyện Krông Păk, Đắk Lắk) cho hay.

Ốc nhồi nuôi không đúng kỹ thuật khiến ốc giống bị bệnh sừng vòi, mòn vỏ, rất chậm phát triển, và dù đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng ốc vẫn rất bé. Ảnh: Xuân Lợi.

Ốc nhồi nuôi không đúng kỹ thuật khiến ốc giống bị bệnh sừng vòi, mòn vỏ, rất chậm phát triển, và dù đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng ốc vẫn rất bé. Ảnh: Xuân Lợi.

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước, anh Nguyễn Văn Sỹ (huyện Buôn Hồ, Đắk Lắk) đã quyết tâm xuống tận Đồng Tháp, Cần Thơ để tìm hiểu và học hỏi các kỹ thuật nuôi ốc của người dân nơi đây. Bởi theo anh, phần lớn người dân địa phương thất bại là do chưa hiểu và làm đúng kỹ thuật nuôi, phải tới tận nơi, xem tận mắt, làm tận tay mới có thể áp dụng được.

Theo anh Sỹ, sở dĩ người dân địa phương thất bại là do còn áp dụng các kỹ thuật nuôi cũ như nuôi ao tự nhiên, thả bèo, sai quy trình khi sử dụng men vi sinh

“Họ chỉ biết bỏ bèo để nuôi mà không biết rằng nuôi bèo nhiều thì buổi tối nó sẽ hút hết oxy trong nước khiến ốc bị thiếu oxy gây chết hàng loạt. Men vi sinh họ chỉ đánh một lần, không dám đánh định kỳ 10 ngày/lần, như vậy ốc sẽ dễ bị nhiễm bệnh đường ruột và thiếu canxi, khoáng gây mòn vỏ và chậm phát triển. Và khi trời mưa, họ không chịu tưới vôi để trung hòa axit trong nước mưa khiến cho ốc bị sốc nước chết.

Ngoài ra, nuôi ốc nhồi trong môi trường tự nhiên khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc thay nước. Bởi hàng tháng phải thay nước đáy và bổ sung nước tầng mặt ít nhất một lần để đẩy sạch phần phân của ốc ra” anh Sỹ chia sẻ.

Áp dụng các kỹ thuật đã được học vào thực tiễn, anh Sỹ quyết định đầu tư 30 vạn ốc giống nuôi trên diện tích 600m2, phân bổ làm 2 ô, mỗi ô 15 vạn con. Ảnh: Xuân Lợi.

Áp dụng các kỹ thuật đã được học vào thực tiễn, anh Sỹ quyết định đầu tư 30 vạn ốc giống nuôi trên diện tích 600m2, phân bổ làm 2 ô, mỗi ô 15 vạn con. Ảnh: Xuân Lợi.

Mặc dù đã áp dụng đúng các kỹ thuật nuôi được học, thế nhưng khi triển khai mô hình thực tế tại địa phương, việc nuôi ốc vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong hơn một tháng đầu tiên, số ốc mà anh Sỹ đầu tư đã chết khoảng 15 - 25%.

Anh Sỹ cho rằng, nuôi ốc không hề dễ như người ta đồn thổi, không ít trường hợp thổi vống lên về hiệu quả và quảng cáo ốc rất dễ nuôi để mục đích bán được trứng hoặc ốc giống thu lời. Nhiều người đã tin nuôi ốc dễ, lại cho lợi nhuận cao mà dễ dàng bỏ ra số tiền lớn để đầu tư mua trứng, ốc giống về nuôi, để rồi phải tốn công, tốn sức, tốn tiền bạc.

Không giống như ngoài Bắc, trong này chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Khi mùa mưa đến, bất kể trời mưa lúc nào tôi đều phải tưới vôi. Thay vì bón bằng tay rất vất vả lại chậm chạp, tôi lắp đặt hệ thống béc chuyên tưới. Ngoài ra, tôi còn lắp thêm hệ thống sục khí venturi để cấp oxy giống như trong nuôi tôm, cá.

"Đăk Lăk là vùng đất phèn chua, sắt nhiều, rất có hại cho ốc. Khi mới nuôi, phải cải tạo đáy ao kỹ và phải khử kim loại nặng trong nước mới nuôi được. Xử lý đáy ao bằng vôi rồi phơi khô vài ngày sau khi cho nước vào, nên giảm phèn và kim loại nặng trong nước”, anh Sỹ chia sẻ.

Nuôi ốc nhồi liệu có dễ "hốt bạc"?

Theo anh Sỹ, nếu ốc nhồi được nuôi đúng kỹ thuật thì tầm 3 - 4 tháng là được thu hoạch, còn nếu thiếu chất dinh dưỡng hay không đủ oxy, ốc sẽ rất lâu lớn, thậm chí 6 - 7 tháng vẫn chưa được thu. Giá ốc nhồi ở miền Nam và miền Trung không được cao như miền Bắc, hiện tại chỉ khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg. Nuôi ít thì không có lời, mà nuôi mật độ lớn thì rủi ro cao, tỉ lệ số người thành công rất ít.

Ốc nhồi không hề dễ nuôi, nhưng cũng không phải quá khó để cho thu nhập tốt. Ảnh: TL.

Ốc nhồi không hề dễ nuôi, nhưng cũng không phải quá khó để cho thu nhập tốt. Ảnh: TL.

“Bỏ qua chi phí cải tạo ao nuôi, chi phí lắp đặt hệ thống béc chuyên tưới và sụt khí venture hết khoảng 10 triệu đồng, chi phí đầu tư mua 30 vạn con ốc giống gần 75 triệu đồng. Chi phí tiền men vi sinh và thuốc kháng sinh khoảng từ 5 - 7 triệu đồng/vụ.

Ngoài ra, do Đăk Lăk chủ yếu là vôi đá, không có loại vôi dolomit và super canxi dành cho thủy sản như những vùng miền Tây nên chi phí mua vôi dùng cho ốc tại đây rất khan hiếm và đắt đỏ. Với diện tích 600m2, một tháng vào mùa mưa tôi phải tốn khoảng 10 bao vôi loại 25kg, chi phí 80.000 đồng/bao, tính ra giá đắt gấp 10 lần mua sỉ ở miền Tây. 30 vạn ốc giống nếu nuôi đúng kỹ thuật, sau 4 tháng sẽ cho ra năng suất đạt từ 4 - 5 tấn ốc” anh Sỹ cho biết.

Như vậy, nếu như bỏ qua các chi phí cải tạo ao nuôi, hệ thống thiết bị thì chi phí đầu tư cho một vụ ốc sẽ hết khoảng 86 triệu đồng. Tính theo giá hiện tại, sau 4 tháng sẽ bán được khoảng 150 - 200 triệu đồng, thu lời từ 64 - 114 triệu đồng. Có thể thấy, nuôi ốc nhồi không hề dễ như nhiều người nghĩ, nhưng cũng không phải là quá khó để kiếm lời. Hãy trang bị cho bản thân thật đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật trước khi tham gia đầu tư để thành công.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm