| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm siêu thâm canh, năng suất 50 - 55 tấn/ha

Thứ Sáu 15/01/2021 , 13:33 (GMT+7)

Nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh theo mô hình của C.P Việt Nam cho năng suất lên tới 50-55 tấn/ha, lợi nhuận cấp gấp 3 lần so với cách nuôi truyền thống.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở NN-PTNT Trà Vinh, hiện nay ở các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải đã có hơn 150 hộ nuôi tôm siêu thâm canh, với diện tích gần 200ha.

Riêng thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải là địa phương có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh lớn nhất tỉnh chiếm khoảng 60 hộ. Vì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong ao đất lót bạt cho lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với các hình thức nuôi khác, nông dân đã nắm vững về qui trình kỹ thuật nuôi.

Nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P Việt Nam) đã triển khai kỹ thuật, con giống và thức ăn cho hàng trăm hộ dân để áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao ở Trà Vinh. Thời gian qua, ngành chức năng và người dân đã thấy rõ mô hình mang lại hiệu quả cao. 

Ông Lê Nguyễn Văn Khoa ở khóm Long Thạnh, phường 1, thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) là một trong số hộ được C.P. Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật, con giống, thức ăn thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Hiện nay, với diện tích 10ha của anh Khoa, được chia thành 14 ao nuôi bao gồm các ao chứa, ao lắng xử lý nước thải.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao được chia làm 3 giai đoạn thả nuôi, trong thời gian 100 ngày. Đối với giai đoạn về lớn người nuôi thả 150 con/m2, đạt size khoảng 25- 30 con/kg. Giá bán hiện tại tôm size 30 con/kg từ 190.000 - 195.000 đồng, size 23 con/kg giá 230.000 đồng/kg…

 Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao do Công ty C.P Việt Nam triển khai tại thị xã Duyên Hải, Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao do Công ty C.P Việt Nam triển khai tại thị xã Duyên Hải, Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Khoa, mô hình nuôi tôm công nghệ cao ưu điểm này đòi hỏi phải có diện tích đất lớn để bố trí hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước, ao chứa nước thải.

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường nguồn nước và sức khỏe của tôm được cập nhật hàng ngày do có hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, để quản lý ao nuôi tốt nhất từ đó giúp tôm mau lớn, tỷ lệ sống cao từ 90-95%, chi phí đầu tư giảm so với nuôi ao đất truyền thống.

Bình quân, để xây dựng 1ha nuôi tôm thẻ siêu thâm canh cần khoảng 3 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới bao phủ ao tôm, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống phao, ôxy đáy, thức ăn, thuốc thủy sản, con giống. Trong quá trình nuôi, việc cho tôm ăn hoàn toàn được thực hiện bằng máy tự động để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước, gây ô nhiễm đáy ao… Với phương cách này, tôm phát triển đồng đều, tăng năng suất gấp 2 - 3 lần so với nuôi tôm thâm canh ao đất.

Mới đây, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) có chuyến thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao do C.P. Việt Nam triển khai tại thị xã Duyên Hải (Trà Vinh).

Ông Luân đánh giá cao những hiệu quả mà mô hình này mang lại thiết thực, vì mô hình nuôi chia làm 3 giai đoạn.

Ở giai đoạn 1, từ khi tôm giống nhập về được ương trên bệ nổi lót bạt ở mật độ cao, giúp giảm rủi ro và được chăm sóc tốt, sau đó đến giai đoạn nuôi thứ 2 và thứ 3. Công nghệ này giúp giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao có ứng dụng công nghệ 4.0 bằng các thiết bị máy móc hiện đại và cảm ứng bằng điện thoại di động để tính toán lượng nước trong ao, lượng thức ăn đến sử dụng máy tự động rải thức ăn cho tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao có ứng dụng công nghệ 4.0 bằng các thiết bị máy móc hiện đại và cảm ứng bằng điện thoại di động để tính toán lượng nước trong ao, lượng thức ăn đến sử dụng máy tự động rải thức ăn cho tôm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh cho năng suất từ 50 - 55 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng/ha, cao gấp 3 lần so với nuôi tôm truyền thống ngoài ao đất.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm này còn ứng dụng công nghệ 4.0 bằng các thiết bị máy móc hiện đại và cảm ứng bằng điện thoại di động để tính toán lượng nước trong ao, lượng thức ăn, sử dụng máy tự động rải thức ăn cho tôm.

Máy quan trắc môi trường sẽ giám sát, theo dõi về nhiệt độ oxy hòa tan, từ đó ra quyết định nên sử dụng lượng thức ăn bao nhiêu ở thời điểm nào cho phù hợp, giúp lượng thức ăn giảm xuống đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi.

Theo ông Luân, việc áp dụng nuôi tôm công nghệ cao ứng dụng thông tin giúp giảm thiểu về  mặt môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi từ đó chi phí đầu tư cũng giảm xuống đáng kể  so với nuôi truyền thống.

Ông Luân nhận định, đây là những mô hình tiêu biểu cần tiếp tục nhân rộng và phổ biến nhiều hơn nữa. Với những hiệu quả từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao mang lại, cần khuyến khích đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi theo công nghệ của C.P Việt Nam, giúp bà con nông dân tăng tỷ lệ thành công, góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm
Hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững: [Bài 3] Sắp xếp lại lồng bè

Các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sẽ bố trí, sắp xếp lại lồng bè, lập đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản để người dân yên tâm sản xuất.

Cảng cá sửa chữa kéo dài, ngư dân Quảng Bình đôn đáo tìm nơi cập bến

QUẢNG BÌNH Hiện chỉ còn cảng cá Nhật Lệ phục vụ nên tàu của cá ngư dân Quảng Bình phải ‘tăng bo’ đến các cảng cá tỉnh bạn để bốc dỡ hàng…

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển