| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn 100%

Chủ Nhật 26/06/2022 , 17:41 (GMT+7)

Với mật độ nuôi đến thu hoạch từ 150 - 200 con/m2, sau 75 ngày tôm có thể đạt 30 con/kg, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm từ 70 - 80% so với tôm đối chứng...

Sơ đồ khu nuôi/ha

 

Quy trình nuôi

- Xử lý nước bơm ngoài vào: Nước được bơm ngoài vào khu nuôi, cần xử lý vôi CaO, liều lượng 500kg/1.000m2 ao, rải đều phơi trong 5 ngày, xử lý Chlorine 30ppm, quá trình xử lý này diệt được các loại cá tạp, tảo độc, các loại tác nhân gây bệnh cho tôm đặc biệt là EHP.

Quá trình xử lý này được xử lý toàn khu (trừ ao sẵn sàng), nước xử lý sau 7 ngày kiểm tra nồng độ chlorine an toàn thì cấp vào ao sẵn sàng để cấp cho bể ương và bể nuôi.

- Xử lý nước thải và chất thải tuần hoàn trong quá trình nuôi: 

+ Nước xả từ bể ương, bể nuôi xả ra hố xả thải (30p/lần) đảm bảo phân chưa bị vỡ và tan trong nước, từ hố xả thải, dùng dụng cụ hứng chất thải rắn như (đầu võ tôm, xác tôm chết) để làm đạm thủy phân làm thức ăn cho Copepoda và bón cho vườn dược liệu.

+ Phần chất thải rắn ô nhiễm để lắng xuống đáy hố xả thải và bơm vào hố phản nitrate hóa (dùng nhóm vi khuẩn Anammox tách N ra khỏi chất thải thành N tự do bay vào không khí), phần cặn bã không ô nhiễm, có độ kiềm cao được trộn với vôi đánh xuống ao nuôi cá hoặc ao nuôi rong để tăng kiềm cho nước ao giúp tiết kiệm chi phí.

+ Phần nước chữa chất thải lơ lửng, chuyển qua hố xử lý Biofloc (sử dụng vi khuẩn dị dưỡng để đồng hóa chất thải thành sinh khối của vi khuẩn). Các nghiên cứu mới nhất còn cho thấy vi khuẩn có khả năng tạo floc là những vi khuẩn có thể tổng hợp các hợp chất cao phân tử ngoại bào, nhờ vậy mà chúng kết dính với nhau một cách dễ dàng. Chúng có khả năng tạo poly-β-hydroxybutyrate là chất kháng các vi khuẩn gây bệnh. Như vậy, có thể thấy biofloc đem lại 3 tác dụng kép: Xử lý chất thải; tạo nguồn thức ăn và hỗ trợ công tác phòng bệnh.

+ Hạt floc có khoảng 2 - 20% tế bào sống và 60 - 70% là chất hữu cơ. Trên hạt floc ngoài các vi khuẩn dị dưỡng, còn có nhiều sinh vật khác như nấm, tảo, động vật phù du… Vì thế, các hạt floc này có giá trị dinh dưỡng cao, nếu chất lượng hạt floc tốt có thể cho tôm ăn, nếu hạt floc xấu sử dụng làm thức ăn cho cá.

 + Từ hố Biofloc nước chảy qua ao nuôi cá các loại, chất thải lơ lửng trong nước khi được xử lý qua Biofloc được cá sử dụng rất triệt để mà không gây ô nhiễm.

+ Nước từ ao nuôi cá chảy qua hệ thống lọc sinh học để hấp thụ khí độc (H2S, NH3…) trong nước.

+ Nước qua hệ thống lọc sinh học chảy qua ao nuôi rong các loại (trong ao nuôi rong cần bố trí lưới lán theo đường dích dắc) để kéo dài thời gian cho rong hấp thụ khí độc trong nước, đồng thời phát triển hệ thống tảo bám trên lưới lan làm tăng hiệu quả lọc nước.

+ Nước từ ao rong chảy qua ao sẵn sàng (nước được lọc hết chất thải rắn, chất thải lơ lửng, hấp thụ hết khí độc va có độ trong rất cao) được phơi nắng 5 - 6 tiếng (phương pháp SODIS). Phương pháp này có thể diệt được 99% vi khuẩn và virus, 95% động vật đơn bào.

+ Từ ao sẵn sàng, nước bơm thẳng vào bể nuôi cho tôm. Nếu bơm vào bể ương phải qua hệ thống lọc hạt đảm bảo độ trong của nước trong bể ương.

Quá trình cho tôm ăn

- Trong 20 ngày đầu tiên, sử dụng Copepoda thay thức ăn công nghiệp (tôm tăng sức đề kháng, tăng tốc độ tăng trưởng, tăng chất lượng tôm thương phẩm)

- Copepoda vừa là thức ăn chất lượng cao cho tôm, vừa có đặc tính nhồi sinh học cao nên là tác nhân để bổ sung các chất bổ dưỡng hoặc thảo dược phòng bệnh cho tôm rất hiệu quả.

- Sau 20 ngày sử dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung 10% được liệu trong suất thời gian nuôi.

- Với mật độ nuôi đến thu hoạch từ 150 - 200 con/m2, sau 75 ngày tôm có thể đạt 30 con/kg, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm từ 70 - 80% so với tôm đối chứng, chất lượng tôm thương phẩm tăng 20 - 25% so với tôm đối chứng.

Đây là quy trình nuôi tôm tiên tiến, không ảnh hưởng xấu tới môi trường, xác suất thành công 95%, chi phí thấp, chất lượng tôm thương phẩm tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nuôi tôm của Việt Nam.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm