Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9/4/2025 5:48 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt trên cạn hiệu quả

Thứ Tư 02/12/2015 , 07:12 (GMT+7)

Ngày 1/12, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm (VIGOVA) đã tổ chức hội thảo “Phát triển chăn nuôi vịt trên cạn phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi”./ Bộ giống gà, vịt thương hiệu Vigova

Theo các chuyên gia, chăn nuôi vịt trên cạn có những ưu thế hơn hẳn nuôi vịt truyền thống (chạy đồng, ao, hồ), đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới (như Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…).

Việc chuyển đổi sang nuôi vịt trên cạn sẽ góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, làm tăng hiệu quả nhờ vào việc áp dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng một cách khoa học, làm tăng năng suất vịt nuôi.

Đồng thời hướng tới việc thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu an toàn bằng chăn nuôi vịt tập trung quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT.

Theo TS. Dương Xuân Tuyển, Giám đốc VIGOVA, nhằm cung cấp nguồn giống chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nhiều năm qua VIGOVA đã tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều bộ giống vịt có thể nuôi đa dạng theo nhiều hình thức, trong đó có nuôi trên cạn như vịt siêu thịt V1, V5, V7, V12, V17, V22, V27; các dòng vịt siêu trứng năng suất 280 – 290 quả/mái/năm đẻ và khối lượng nâng lên 68 – 70 gram/trứng.

Ngoài ra, VIGOVA đã xây dựng tương đối hoàn thiện các quy trình nuôi dưỡng cho từng loại con, cả bố mẹ và thương phẩm. Trong thời gian tới, VIGOVA sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật miễn phí cho bà con chăn nuôi nhằm góp phần chuyển đổi hiệu quả.

Được biết, tổng đàn vịt của Việt Nam lên tới 70 triệu con, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất