| Hotline: 0983.970.780

Ở nơi đồng khô người khát

Chủ Nhật 15/03/2020 , 09:50 (GMT+7)

Cứ đến vụ hè thu là hàng trăm héc ta ruộng ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) lại lâm cảnh khô cháy, người cũng chịu khát vì đứt mạch nước ngầm.

Đồng khô

Tình trạng trên kéo dài đã gần 20 năm nay. Nguyên nhân do vùng đất này chưa có hệ thống thủy lợi, lại không thể dẫn nước từ sông Kôn lên nên cứ đến vụ hè thu hàng năm là đồng ruộng ở đây khô khốc.

Những năm trước, khi thời tiết còn “mưa thuận gió hòa”, vùng đất này mỗi năm còn làm được 2 vụ lúa, cây màu thì canh tác quanh năm, năng suất cho rất cao. Thế nhưng gần 20 năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn hán thường xuyên xảy ra và hoành hành dữ dội nên vùng đất này từ là “bờ xôi ruộng mật” đã biến thành “vùng đất chết”.

Mới giữa tháng 3 mà đã chang chang nắng, nhìn từ xa, cánh đồng Ốc và cánh đồng Rộc Đức rộng khoảng 15ha ở thôn Thuận Hạnh, xã Tây Thuận trông như cánh đồng lúa chín. Nhưng khi đến gần, chúng tôi mới hay màu đỏ trên cây lúa không phải là màu lúa chín, mà là màu lúa cháy bởi không có nước tưới.

Bên cạnh đó, cánh đồng Chà Rang rộng gần 50ha cũng phủ 1 màu đỏ, nhưng ấy cũng là màu đỏ của gốc rạ từ mùa đông xuân còn lại và cỏ dại đang cháy khô. Hóa ra cánh đồng này bị bỏ hoang sau khi sản xuất xong vụ đông xuân.

Nông dân Nguyễn Văn Ninh ở xã Tây Thuận đứng trong đám ruộng sản xuất lúa hè thu của mình chưa kịp trỗ đã bắt đầu cháy khô do không có nước tưới và trời lại không mưa. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nông dân Nguyễn Văn Ninh ở xã Tây Thuận đứng trong đám ruộng sản xuất lúa hè thu của mình chưa kịp trỗ đã bắt đầu cháy khô do không có nước tưới và trời lại không mưa. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nông dân Võ Phong, người có hơn 1ha ruộng ở cánh đồng Chà Rang, than thở: “Trước kia, cánh đồng Chà Rang là vùng đất màu mỡ, trồng cây gì cũng đạt năng suất cao, bưởi đó người dân địa phương thường gọi cánh đồng này là vùng “ruộng mật”. Trời cho mưa thuận gió hòa như những năm trước đây mỗi năm tôi làm được 2 vụ lúa, hoặc 1 vụ lú 1 vụ màu. Gần 20 năm nay cứ vào vụ hè thu là hạn hán xảy ra rất kinh khủng, mỗi năm tôi chỉ còn làm được 1 vụ lúa đông xuân rồi bỏ hoang những vụ sau.

Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn chưa có cơn mưa nào thì dù có trồng cây gì cũng không sống nổi. Nhiều năm nay nông dân địa phương khẩn xin các cấp xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước cho đồng ruộng nhưng mãi đến nay vẫn chưa có, cánh đồng bát ngát đành bỏ hoang”.

Nông Nguyễn Văn Ninh (67 tuổi), người cũng có ruộng ở cánh đồng Chà Rang cho biết thêm: “2 năm nay hạn hán kinh khủng, vốn liếng nông dân chỉ có mấy sào ruộng nhưng có làm mà không có ăn, vào vụ hè thu ruộng lúa hoa mầu đều cháy khô. Biết là vậy nhưng nông dân không nỡ bỏ ruộng hoang, cắm đầu làm, cuối cùng bao nhiêu công sức trở thành… công cốc”.

Người khát

Có đất mà không canh tác được nên cuộc sống của nông dân ở đây cơ cực đã đành, bên cạnh đó hàng trăm hộ dân ở 2 thôn Thuận Hạnh và Thuận Hiệp của xã Tây Thuận cứ đến mùa này là bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nói như bà Trương Thị Xuân ở xóm 2 (thôn Thuận Hạnh) thì suốt mấy năm nay bà con ở đây “đào đến âm phủ” nhưng không kiếm ra mạch nước ngầm. “Bà con trong xóm hộ nào cũng đã từng bỏ ra tiền triệu thuê thợ về đóng giếng nhưng cuối cùng không có giọt nước nào”, bà Hạnh than thở.

Nông dân Võ Phong chỉ về cánh đồng Chà Rang rộng gần 50ha phải bỏ hoang vụ hè thu vì không có nước tưới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nông dân Võ Phong chỉ về cánh đồng Chà Rang rộng gần 50ha phải bỏ hoang vụ hè thu vì không có nước tưới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Trưởng thôn Thuận Hạnh Nguyễn Đình Kiều, chuyện thiếu nước sản xuất ở cánh đồng Chà Rang diễn ra đã gần 20 năm nay khiến nông dân trong vùng khốn đốn. Nông dân càng bức xúc khi trong vùng có tuyến kênh N - 24 dẫn nước từ đập dâng Văn Phong về, chỉ cách cánh đồng Chà Rang 1 - 2km mà nước không tới được.

“Nhiều năm nay, bà con kiến nghị ngành chức năng xây dựng 1 trạm bơm từ kênh N - 24 đưa nước về cánh đồng Chà Rang. Chúng tôi đã thấy cán bộ của Sở NN - PTNT Bình Định về khảo sát, đo đạc nhưng sau đó không biết sao mà không thấy làm”, ông Kiều nói.

Ông Đặng Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, cũng rất bức xúc trước thực trạng trên địa bàn có hàng trăm héc ta ruộng của nông dân phải bỏ hoang vì không có nước sản xuất và hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, dù bên cạnh có tuyến kênh N - 24 đi qua. Tuy nhiên, trước thực tế là cánh đồng Chà Rang có cao trình cao hơn tuyến kênh N- 24 thì chuyện không thể đưa nước về là ắt nhiên.

“Có 1 giải pháp duy nhất là xây dựng 1 trạm bơm gần tuyến kênh N – 24 để đưa nước về, được như vậy thì cánh đồng Chà Rang mới sản xuất được và mạch nước ngầm ở vùng này mới được bổ sung nước, đến lúc ấy bà con sẽ thoát cảnh thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô vì giếng đóng sẽ cho nước. Một mũi tên trúng 2 đích, biết vậy nhưng vì là xã nghèo nên lực bất tfng tâm”, ông Hiền bộc bạch.

Những cánh đồng ở xã Tây Thuận trước đây là “ruộng mật” thì giờ đã biến thành “cánh đồng chết”. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Những cánh đồng ở xã Tây Thuận trước đây là “ruộng mật” thì giờ đã biến thành “cánh đồng chết”. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đưa dự án đầu tư xây dựng trạm bơm ở cánh đồng Chà Rang vào những dự án được làm nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, để giải quyết nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân xã Tây Thuận. Tùy thuộc nguồn vốn về nhanh hay chậm thì trạm bơm sẽ được xây dựng sớm hay muộn”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, cho hay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm