| Hotline: 0983.970.780

Ong sát thủ khổng lồ châu Á xuất hiện ở Mỹ

Thứ Ba 05/05/2020 , 14:48 (GMT+7)

Những con ong bắp cày khổng lồ châu Á với nọc độc có thể giết người đã xuất hiện tại Mỹ.

Cận cảnh ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ảnh: AP.

Cận cảnh ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ảnh: AP.

Đây là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới, còn được gọi là ong bắp cày sát thủ với chiều dài tối đa lên đến gần 5 cm và nọc độc chết người. Chúng vừa xuất hiện tại Mỹ, cụ thể là bang Washington khiến các chuyên gia về côn trùng lo ngại và đang tìm cách để xóa sổ. Loài ong này xuất hiện tại Mỹ lần đầu vào cuối tháng 12/2019 ở khu vực Blaine, Washington gần Canada.

Susan Cobey, chuyên gia lai tạo ong tại Đại học Washington cho rằng: "Chúng giống như một loài quái vật trong phim hoạt hình với kích thước lớn cùng khuôn mặt màu vàng cam".

Trong khi đó, chuyên gia về côn trùng học và loài xâm lấn Todd Murray cũng của Đại học Washington thì nhận định: "Đó là loài ong bắp cày đáng kinh ngạc, chúng không chỉ là mối nguy hại cho sức khỏe con người mà còn đe dọa đến loài ong mật".

Sự nguy hiểm của chúng được khẳng định khi có khả năng đốt xuyên qua mọi loại quần áo bảo hộ hiện nay của người nuôi ong, với lượng nọc độc mạnh gấp 7 lần ong mật và có thể chích nhiều lần. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ phải đặt hàng những bộ đồ bảo hộ được gia cố từ Trung Quốc cho các chuyên gia khi nghiên cứu loài ong này.

Các trường đại học Mỹ đến nay vẫn chưa biết vì sao loài ong nguy hiểm này xuất hiện ở đây. Chúng thường sống trong các khu rừng rậm ở Đông Á và Đông Nam Á, ăn các loại côn trùng lớn bao gồm cả tò vò và ong mật. Ở Nhật Bản, chúng được gọi là ong sát thủ vì có khả năng đốt chết người.

Ong bắp cày châu Á bắt đầu phát triển vào tháng 4, khi ong chúa tỉnh giấc sau kỳ nghỉ đông, ăn trái cây và nhựa trái cây trước khi làm tổ dưới lòng đất và đẻ trứng. Thời điểm chúng có sức tàn phá lớn nhất là vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, chúng di chuyển với đàn lớn, tấn công ong mật, phá tổ và ăn nhộng ong con.

Điều này đe dọa các nông dân sử dụng ong mật để thụ phấn cho cây ăn quả như táo, quả việt quất và anh đào. Với người, khi đốt chúng để lại những vết thương lớn và đau với lượng chất độc thần kinh mạnh. Khi bị nhiều vết đốt, nạn nhân có thể mất mạng dù không bị dị ứng.

Nguồn: Aljazeera

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.